Bài tập trắc nghiệm Vật lý 11 Thuyết electron

08/03/2024

Bắt đầu hành trình học tập mới với tài liệu ôn tập Bài tập trắc nghiệm Vật lý 11 Thuyết electron chất lượng! Mỗi câu hỏi đều được lựa chọn cẩn thận, giúp các bạn học sinh học tập một cách hiệu quả, xây dựng nền tảng kiến thức chắc chắn và tự tin hơn khi đối mặt với các thử thách trong quá trình học tập.

Câu 1.Chọn phát biểu sai

A.Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.

B.Trong vật cách điện có rất ít điện tích tự do.

C.Xét về toàn bộ, một vật trung hòa điện sau đó được nhiễm điện do hưởng ứng thì vẫn là một vật trung hòa điện.

D.Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hòa điện.

Câu 2.Trong trường hợp nào dưới đây sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng? Đặt một quả cầu mang điện ở gần một

A.thanh kim loại không mang điện

B.thanh kim loại mang điện dương

C.thanh kim loại mang điện âm

D.thanh nhựa mang điện âm

Câu 3.Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lốp đốp nhỏ.Đó là do

A.hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc

B.hiện tượng nhiễm điện do cọ xát

C.hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng

D.cả ba hiện tượng nhiễm điện nêu trên

Câu 4.Khi nói về electron phát biểu nào sau đây là không đúng?

A.Hạt êlectron là hạt mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19 C.

B.Hạt êlectron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31kg.

C.Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion.

D.Êlectron không thể di chuyển từ vật này sang vật khác.

Câu 5.Theo thuyết êlectron phát biểu nào sau đây là không đúng?

A.Một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.

B.Một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.

C.Một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.

D.Một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm electron.

Câu 6.Vật bị nhiễm điện do cọ xát vì

A.các điện tích bị mất đi.

B.electron chuyển từ vật này sang vật khác.

C.các điện tích tự do được tạo ra trong vật.

D.vật bị nóng lên.

Câu 7.Ba quả cầu kim loại lần lượt tích điện là +3C, -7C, -4C.Nếu cho chúng tiếp xúc nhau thì diện tích của hệ là

A.-8C.

B.– 11C.

C.+14C.

D.+3C.

Câu 8.Có 3 vật dẫn, A nhiễm điện dương, B và C không nhiễm điện.Để B và C nhiễm điện trái dấu độ lớn bằng nhau thì

A.cho A tiếp xúc với B, rồi cho A tiếp xúc với C.

B.cho A tiếp xúc với B rồi cho C đặt gần B.

C.cho A gần C để nhiễm điện hưởng ứng, rồi cho C tiếp xúc với B.

D.nối C với B rồi đặt gần A để nhiễm điện hưởng ứng, sau đó cắt dây nối.

Câu 9.Bốn vật kích thước nhỏ A, B, C, D nhiễm điện.Vật A hút vật B nhưng đẩy vật C, vật C hút vật D.Biết A nhiễm điện dương.Hỏi B, C, D nhiễm điện gì?

A.B âm, C âm, D dương.

B.B âm, C dương, D dương.

C.B âm, C dương, D âm.

D.B dương, C âm, D dương.

Câu 10.Hai quả cầu kim loại giống nhau mang điện tích q1 và q2 với |q1|=|q2| , đưa chúng lại gần thì chúng hút nhau.Nếu cho chúng tiếp xúc nhau rồi sau đó tách ra thì mỗi quả cầu sẽ mang điện tích

A.q = q1.

B.q = 0.

C.q = 2q1.

D.q = 0,5q1

Nội dung đề thi

Luyện bài tập và đề thi thử sát với kiến thức trên lớp!!!