Đề cương cuối học kì 1 môn Địa lí 10 trường THPT Nguyễn Hiền-TP Hồ Chí Minh năm học 2022-2023
Hocaz.vn giới thiệu Đề cương cuối học kì 1 môn Địa lí 10 trường THPT Nguyễn Hiền-TP Hồ Chí Minh năm học 2022-2023 nguồn thông tin đầy đủ và chi tiết để hỗ trợ bạn trong việc hiểu rõ và áp dụng các kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra. Tài liệu này được thiết kế để hỗ trợ bạn nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ I
BÀI 5: HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CHÍNH CỦA TRÁI ĐẤT
II. Hệ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT
1. Các mùa trong năm
- Mùa là một phần thời gian của năm, có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
- Người ta chia một năm thành bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Tuy nhiên, việc phân chia thành bốn mùa này chỉ mang tính chất tương đối và có sự khác nhau ở các khu vực, các quốc gia.
2. Ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ
- Tại Xích đạo quanh năm có ngày dài bằng đêm
- Càng xa xích đạo về 2 cực, độ dài ngày đêm càng chênh lệch.
- Từ 2 vòng cực về 2 cực có ngày dài 24 giờ ( ngày địa cực) hoặc đêm dài 24 giờ ( đêm địa cực).
- Tại 2 cực có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.
BÀI 7: NGOẠI LỰC
II. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐÂT
1. Quá trình phong hóa
- Phong hóa lí học:
+ Là quá trình phá hủy đá và khoáng vật thành mảnh vụn bởi các tác nhân vật lí mà không làm thay đổi thành phần hóa học của chúng.
+ Tác nhân chủ yếu: sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của muối,... Ngoài ra còn có tác động va đập của sóng, nước chảy, gió thổi, hoạt động sản xuất của con người.
+ Kết quả: Đá bị rạn, nứt thành những tảng, mảnh vụn.
- Phong hóa hóa hoc:
+ Là quá trình phá hủy làm thay đổi tính chất, thành phần hóa học của đá và khoáng vật do tác động của nước và các chất khí dễ hòa tan trong nước như CO2, O2.
+ Thường xảy ra ở vùng khí hậu nóng ẩm có các loại đá dễ thấm nước và dễ hòa tan như đá vôi, thạch cao,...
+ Tác nhân: Nước và các hợp chất hòa tan trong nước, axit của sinh vật..
+ Kết quả: Tạo thành các dạng địa hình Karst ( Cac -xtơ), thạch nhũ, cột đá hình thành do sự hòa tan đá vôi của nước (động Phong Nha, Quảng Bình, Việt Nam).
- Phong hóa sinh hoc:
+ Trong quá trình sinh trưởng, sinh vật đã làm phá hủy đá và khoáng vật cả về mặt cơ giới và hóa học.
+ Tác nhân: Nấm, vi khuẩn, rễ cây: Rễ cây phát triển làm nứt vỡ đá; các loại nấm, vi khuẩn tiết ra các chất hữu cơ làm biến đổi tính chất của đá.
+ Kết quả: Đá bị nứt vỡ cả về mặt cơ giới và hóa học..