Đề cương ôn tập giữa học kỳ 2 môn Vật Lý lớp 11 năm học 2022-2023 (Đề 1)

16/11/2023

Đội ngũ nhân viên Hocaz.vn xin gửi tới bạn bộ Đề cương ôn tập giữa học kỳ 2 môn Vật Lý lớp 11 năm học 2022-2023, được tổng hợp và biên soạn kỹ càng, hỗ trợ các em trong quá trình ôn tập và rèn luyện. Các em có thể luyện tập bằng cách tải về tài liệu phiên bản PDF mới nhất! Bộ đề cương bao gồm 2 phần: Trắc nghiệm và Tự luận. Các em học sinh có thể download và tải về bản PDF miễn phí để có thể luyện tập tốt hơn, đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Chúc các em đạt điểm cao!

 

Dưới đây là một số câu hỏi tham khảo được trích từ bộ đề thi: 

I. TRẮC NGHIỆM
1. Từ trường

Nhận biết: 
1.1. Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và
A. tác dụng lực hút lên các vật đặt trong nó.
B. tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.
C. tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện đặt trong nó.
D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó.
1.2. Tính chất cơ bản của từ trường là:
A. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.
B. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.
C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.
D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.
1.3. Quy ước nào sau đây là sai khi nói về các đường sức từ?
A. Có thể cắt nhau
B. Có chiều đi ra cực Bắc, đi vào cực Nam
C. Vẽ dày hơn ở những chỗ từ trường mạnh 
D. Có thể là đường cong khép kín
1.4. Kim nam châm của la bàn đặt trên mặt đất chỉ hướng Bắc – Nam địa lí vì
    A. Lực hấp dẫn của Trái đất tác dụng lên kim nam châm định hướng cho nó.
    B. Lực điện của Trái đất tác dụng lên kim nam châm định hướng cho nó.
    C. Từ trường của Trái đất tác dụng lên kim nam châm định hướng cho nó.
    D. Vì lực hướng tâm do Trái đất quay quanh Mặt trời.
2.1. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Từ trường đều là từ trường có
A. các đường sức song song và cách đều nhau.        
B. cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau.
C. lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau.        
D. các đặc điểm bao gồm cả phương án A và B.
2.2. Nếu các đường sức của từ trường đều là những đường thẳng song song cách đều nhau và cùng chiều thì từ trường đó là từ trường
A. do nam châm thẳng tạo ra            B. do dây dẫn thẳng có dòng điện tạo ra
C. do nam châm hình chữ U tạo ra        D. đều 
2.3. Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho
A. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
B. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
C. pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
D. tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
2.4. Đường sức từ có dạng là đường thẳng, song song, cùng chiều cách đều nhau xuất hiện
A. Xung quanh dòng điện thẳng            B. Xung quanh một thanh nam châm thẳng
C. Trong lòng của một nam châm chữ U        D. Xung quanh một dòng điện tròn.
3.1.  Các đường sức từ trong lòng nam châm hình chữ U là
A. Những đường thẳng song song cách đều nhau.
B. Những đường cong, cách đều nhau.
C. Những đường thẳng hướng từ cực Nam sang cực Bắc.
D. Những đường cong hướng từ cực Nam sang cực Bắc.
3.2.  Đường sức từ không có tính chất nào sau đây?
A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức;
B. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu;
C. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường;
D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau.
3.3.  Có hai thanh kim loại bề ngoài giống hệt nhau, có thể là thanh nam châm hoặc thanh thép. Khi đưa một đầu thanh 1 đến gần trung điểm của thanh 2 thì chúng hút nhau mạnh. Còn khi đưa một đầu thanh 2 đến gần trung điểm của thanh 1 thì chúng hút nhau yếu. Chọn kết luận đúng.
    A. Thanh 1 là nam châm và thanh 2 là thép.
    B. Thanh 2 là nam châm và thanh 1 là thép.
    C. Thanh1 và thanh 2 đều là thép.
    D. Thanh1 và thanh 2 đều là nam châm.


2. Lực từ. Cảm ứng từ. Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt
Nhận biết: 
4.1 Véc tơ cảm ứng từ tại một điểm của từ trường
A. vuông góc với đường sức từ        B. nằm theo hướng của đường sức từ
C. nằm theo hướng của lực từ            C. không có hướng xác định
4.2. Đơn vị đo của cảm ứng từ là
A. Vôn (V)        B. Tesla (T)               C. (Vê be)Wb                    D.  Niu tơn (N)
4.3. Biểu thức lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện dài l là
A. F= BIl.sin α.    B. F= BIl.sinα.    C. F= BIl.cosα    D. F= BIl.cosα
4.4 Phát biểu nào dưới đây là sai? Lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện
A. vuông góc với phần tử dòng điện        B. Cùng hướng với từ trường
C. tỉ lệ với cường độ dòng điện        D. tỉ lệ với cảm ứng từ
5.1. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện trong đoạn dây.
B. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với chiều dài của đoạn dây.
C. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ.
D. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cảm ứng từ tại điểm đặt đoạn dây.
5.2. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào
A. độ lớn cảm ứng từ.                B. cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn.
C. chiêu dài dây dẫn mang dòng điện.     C. điện trở dây dẫn.
5.3. Phương của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện  không có đặc điểm nào sau đây?
A. Vuông góc với dây dẫn mang dòng điện;        
B. Vuông góc với véc tơ cảm ứng từ;
C. Vuông góc với mặt phẳng chứa véc tờ cảm ứng từ và dòng điện;
D. Song song với các đường sức từ.
5.4 Biểu thức nào sau đây xác định cảm ứng từ của dòng điện thẳng dài đặt trong không khí
A. B =  2.10-7.I/r    B. B= 2.10-7 I.r         C. B =  2.107.I/r        D. B= 2.107 I.r
6.1. Một dây dẫn được quấn thành ống có chiều dài ống dây là l, bán kính ống dây là R, số vòng dây trên ống là N. Công thức tính độ lớn cảm ứng từ bên trong ống dây có dòng điện I chạy qua là
A.      B.      C.      D.  
6.2  Độ lớn cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong ống dây dài phụ thuộc
    A. chiều dài ống dây.            B. số vòng dây của ống.
    C. đường kính ống.            D. số vòng dây trên một mét chiều dài ống.
6.3.  Phát biểu nào sau đây là không đúng? 
A. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực
B. Độ lớn của cảm ứng từ được xác định theo công thức   phụ thuộc vào cường độ dòng điện I và chiều dài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường
C. Độ lớn của cảm ứng từ được xác định theo công thức   không phụ thuộc vào cường độ dòng điện I và chiều đài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường
D. Cảm ứng từ là đại lượng vectơ
6.4.  Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với dòng điện.
B. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với đường cảm ứng từ.
C. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và đường cảm ứng từ.
D. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương tiếp thuyến với các đường cảm ứng từ.
Thông hiểu: 
7.1 Một đoạn dây dẫn có dòng điện I nằm ngang đặt trong từ trường có các đường sức từ thẳng đứng từ trên xuống như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều
A. thẳng đứng hướng từ trên xuống.        B. thẳng đứng hướng từ dưới lên.
C. nằm ngang hướng từ trái sang phải.        D. nằm ngang hướng từ phải sang trái.
 7.2.  Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong vùng không gian có từ trường đều có chiều như hình vẽ. Lực từ có
A. phương ngang hướng sang trái.        B. phương ngang hướng sang phải.
C. phương thẳng đứng hướng lên.        D. phương thẳng đứng hướng xuống.

7.3 Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong vùng không gian có từ trường đều có chiều như hình vẽ. Lực từ có
     A. hướng từ phải sang trái.        B. hướng từ trái sang phải.
    C. hướng từ ngoài vào trong.        D. hướng từ trong ra ngoài.


7.4.  Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong vùng không gian có từ trường đều như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên dây có 
A. phương ngang hướng sang trái.        B. phương ngang hướng sang phải.
C. phương thẳng đứng hướng lên.        D. phương thẳng đứng hướng xuống.

8.1 Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 0,1 m có dòng điện I = 6 A đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 T. Góc hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là 600. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn  là:
A. 0,3 N.        B. 0,2 N.        
C. 0,32 N.        D. 0,23 N.
8.2.  Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 0,06 m có dòng điện I = 5 A đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 T. Góc hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là 300. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn  là :
A. 7,5.10-2 N.    B. 75.10-2 N.        
C. 7,5.10-3 N.        D. 0,75.10-2 N.
8.3. Lực từ F= BIl sin α sẽ không tác dụng lên đoạn dây dẫn dài l mang dòng điện I, đặt trong từ trường đều có vectơ  cảm ứng từ B hợp với dây góc α nếu:
A. 800               B. 900                                    C. 00                           D. A. 900 hoặc 00 
8.4.  Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện, thường được xác định bằng quy tắc:
A. vặn đinh ốc 1.    B. vặn đinh ốc 2.    C. bàn tay trái.    D. bàn tay phải.
9.1.  Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong vùng không gian có 
từ trường đều chịu tác dụng của lực từ như hình vẽ. Cảm ứng từ tại điểm M có chiều        
A. từ ngoài vào trong        B. từ trong ra ngoài        
C. từ dưới lên trên            D. từ trên xuống dưới    

9.2.  Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong vùng không gian có từ trường 
đều chịu tác dụng của lực từ như hình vẽ. Cảm ứng từ tại điểm N có chiều        
A. từ ngoài vào trong        B. từ trong ra ngoài        
C. từ dưới lên trên            D. từ trên xuống dưới    
9.3.  Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong vùng không gian có từ trường đều chịu tác dụng của lực từ như hình vẽ. Cảm ứng từ tại điểm P có chiều        
A. từ ngoài vào trong        B. từ trong ra ngoài        
C. từ dưới lên trên            D. từ trên xuống dưới

 

10.1.  Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn có độ lớn 10 A đặt trong chân không sinh ra một từ trường có độ lớn cảm ứng từ  tại điểm cách dây dẫn 50 cm là
    A. 4.10-6 T.    B. 2.10-7/5 T.        C. 5.10-7 T.    D. 3.10-7 T.
10.2. Một điểm cách một dây dẫn dài vô hạn mang dòng điện 20 cm thì có độ lớn cảm ứng từ 1,2  μT. Một điểm cách dây dẫn đó 60 cm thì có độ lớn cảm ứng từ là
    A. 0,4 μT.        B. 0,2 μT.        C. 3,6 μT.        D. 4,8 μT.
10.3. Cho dòng điện cường độ 0,5A chạy qua một ống dây dài 50cm, có 1000 vòng dây. Cảm ứng từ bên trong ống dây là
A. 1,256.10-3 T       B. 1,256.10-5 T              
C. 12,56.10-3 T          D. 12,56.10-5 T   
10.4. Cho dòng điện cường độ 0,15A chạy qua các vòng dây của một ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây là 35.10-5T. Biết ống dây dài 50cm. Số vòng dây của ống xấp xỉ giá trị nào sau đây?
A. 420 vòng          B. 390 vòng          
C. 670 vòng          D. 930 vòng

 

Để xem toàn bộ nội dung tài liệu, các em hãy Đăng ký tài khoản, và tải về bộ nội dung hoàn toàn miễn phí nhé! Chúc các em ôn tập tốt và đạt kết quả cao!!!

Nội dung đề thi

Luyện bài tập và đề thi thử sát với kiến thức trên lớp!!!