Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Lịch sử 9 - Trường THCS Trần Phú
Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Lịch sử 9 - Trường THCS Trần Phú từ Hocaz.vn được biên soạn và chọn lọc kĩ càng, không chỉ giúp bạn hiểu rõ kiến thức mà còn hỗ trợ áp dụng một cách linh hoạt trong các bài kiểm tra. Tải về ngay để ôn tập và áp dụng trong các bài kiểm tra để đạt điểm cao nhé!
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CUỐI KÌ I
CHỦ ĐỀ: Mĩ-Nhật-Tây Âu sau chiến tranh TG II
1. Kinh tế.
a. Nước Mĩ.
- Sau 1945 Mĩ trở thành nước TB giàu mạnh nhất, đứng đầu về công nghiệp, nông
nghiệp, quân sự, dự trữ vàng, vũ khí nguyên tử.
Do: Mĩ thu lời 114 tỉ USD, hoàn cảnh hoà bình, giàu tài nguyên, thị trường rộng,
thừa hưởng thành quả KHKT hiện đại, tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao ...
- Từ những năm 70 TkXX kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu nhưng ưu thế nhiều mặt suy
giảm (CN còn 39,8 %, trữ lượng vàng còn 11,9 tỉ, bị Nhật và Tây Đức vượt qua.
Do: cạnh tranh của Nhật, Tây Âu, các cuộc chiến tranh xâm lược, sự chay đua vũ
trang và KHKT giữa Liên Xô và Mĩ, chênh lệch mức sống và các cuộc khủng
hoảng kinh tế.
b. Nước Nhật.
- Trong chiến tranh thế giới II kinh tế Nhật bị tàn phá nặng nề.
- Từ 1950-1970 Nhật phát triển thần kì: GDP 1968 thứ 2 TG sau Mĩ.
- 1970 Nhật là 1 trong 3 trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất thế giới (dự trữ vàng
gấp 3 lần Mĩ). Nhật cũng thu được các thành tựu rực rỡ về KHKT.
- Những năm sau 1990 kinh tế Nhật vẫn ở vị trí thứ 2 thế giới nhưng suy thoái kéo
dài. Nhật đánh mất 10 năm cuối cùng của thế kỉ XX.
c. Tây Âu
- Trong chiến tranh thế giới II kinh tế Tây Âu bị tàn phá nặng nề.
- Từ 1948 Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ (kế hoạch Mác san), kinh tế dần phục hồi
và phát triển nhanh chóng trở lại.
- Đức trở thành nước có tiềm năng kinh tế quân sự mạnh nhất Tây Âu.
2. Chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ, Nhật, Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ
hai
a. Nước Mĩ.
Đối nội
- Chế độ hai đảng cầm quyền: Dân Chủ và Cộng Hòa
- Ban hành nhiều chính sách phản động: cấm đảng cộng sản Mĩ hoạt động, chống
đình công, loại người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy nhà nước, phân biệt
chủng tộc
Đối ngoại: đưa ra chiến lược toàn cầu.
- Âm mưu bá chủ thế giới thiết lập trật tự thế giới đơn cực.
- Biện pháp: chiến tranh xâm lược, chính sách “viện trợ” kinh tế.
- Kết quả: thực hiện được một số mưu đồ song cũng thất bại nặng nề ở chiến tranh
Việt Nam, Triều Tiên