Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Lịch sử - Địa lý 8 – Trường THCS Cao Bá Quát
hocaz.vn giới thiệu Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Lịch sử - Địa lý 8 – Trường THCS Cao Bá Quát , nguồn thông tin đầy đủ và chi tiết để hỗ trợ bạn trong việc hiểu rõ và áp dụng các kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra. Tài liệu này được thiết kế để hỗ trợ bạn nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ LỚP 8
1. Sự thành lập nước Mỹ. Vì sao cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa
Anh ở Bắc Mỹ được coi là cách mạng tư sản?
- Từ đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII, thực dân Anh đã thành lập bên bờ Đại
Tây dương Bắc Mỹ 13 thuộc địa. Kinh tế 13 thuộc địa này sớm phát triển theo con
đường tư bản chủ nghĩa.
- Thực dân Anh tìm đủ mọi cách ngăn cản sự phát triển này.
- Tháng 12.1773 nhân dân cảng Boston tấn công 3 tàu chở chè của Anh và ném các
thùng chè xuống biển để phản đối chế độ thuế của Anh.
- Năm 1774 đại biểu các thuộc địa họp tại Philadelphia đòi vua Anh xoá các luật
cấm vô lý. Nhà vua không chấp thuận.
- Tháng 4.1775 chiến tranh bùng nổ giữa Anh và các thuộc địa.
- Năm 1777 quân thuộc địa thắng trận ở Xa-ra-tô-ga quân Anh đầu hàng và ký hiệp
ước Véc-xai 1783 thừa nhận nền độc lập các thuộc địa Bắc Mỹ. Chiến tranh kết
thúc với sự ra đời một quốc gia mới Hợp Chúng Quốc Mỹ.
- Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ dưới sự lãnh đạo của
giới chủ nô và tư sản đại diện là Washington, đã giải phóng nhân dân Bắc Mỹ thoát
ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, làm cho kinh tế tư bản Mỹ phát triển. Do đó,
cuộc chiến tranh giành độc lập này đồng thời cũng là cuộc cách mạng tư sản, có
ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhiều nước vào cuối thế kỷ
XVIII – đầu thế kỉ XIX.
2. Tình hình nước Pháp trước cách mạng
Trước năm 1789 nước Pháp nổi bật những mặt sau:
a. Kinh tế:
- Nông nghiệp: lạc hậu, công cụ thủ công thô sơ nên năng suất thấp. Mất mùa, đói
kém thường xuyên xảy ra, đời sống nông dân khổ cực
- Công thương nghiệp, kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển nhưng bị chế độ
phong kiến kiềm chế. Nước Pháp lại chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và
tiền tệ.
b. Chính trị:
- Là quốc gia theo chế độ quân chủ chuyên chế.
- Xã hội tồn tại ba đẳng cấp: Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba mâu thuẫn với
nhau rất gay gắt. Tăng lữ, quý tộc nắm hết quyền hành và không bị đóng thuế trong
khi đẳng cấp thứ ba gồm tư sản, nông dân và bình dân thành thị không có quyền lợi
gì, phải đóng nhiều thứ thuế.
c.Về tư tưởng: Các nhà tư tưởng đại diện cho trào lưu Triết học Ánh sáng như
Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô ủng hộ tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản và lên
án chế độ chuyên chế.
Tnh hình đó cho thấy một cuộc cách mạng sắp sửa nổ ra ở Pháp.