Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Lịch sử 10 - Trường THPT Trần Nhân Tông
Môn Lịch sử không phải là môn học dễ dàng, đặc biệt với các bạn học sinh luôn bận rộn trong guồng quay học tập miệt mài. Nắm bắt được điều này, hocaz.vn đã hệ thống kiến thức trọng tâm trong Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Lịch sử 10 - Trường THPT Trần Nhân Tông Các bạn học sinh tải về tài liệu ôn tập miễn phí để củng cố kiến thức ngay thôi nào!
Chương I. Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X
1. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
a) Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc
- Hình thành: thời gian đầu của cư dân văn hóa Đông Sơn (thiên niên kỷ I TCN đến
thế kỷ I sau CN).
- Kinh tế: xuất hiện công cụ bằng đồng thau, bằng sắt:
+ Nông nghiệp trồng lúa nước tại châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả, dùng
sức kéo của trâu bò khá phát triển.
+ Săn bắt, chăn nuôi, đánh cá, làm nghề thủ công như đúc đồng, làm gốm.
+ Xuất hiện sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
- Xã hội: có sự phân hóa xã hội:
+ Kẻ giàu, người nghèo xuất hiện từ thời Phùng Nguyên và phổ biến hơn thời
Đông Sơn tuy chưa thật sâu sắc.
+ Sự ra đời các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ.
=> Do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn
Lang - Âu Lạc.
- Tổ chức bộ máy nhà nước: đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng, nhà nước
Âu Lạc là vua Thục An Dương Vương. Giúp vua có Lạc Hầu và Lạc Tướng, cả
nước chia làm 15 bộ, dưới bộ là các xóm làng do Bồ chính cai quản. Kinh đô của
Văn Lang là Bạch Hạc (Việt Trì), kinh đô của Âu Lạc là Cổ Loa (Đông Anh - Hà
Nội)
b) Quốc gia cổ Champa
- Sự hình thành: ở ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ trên cơ sở văn hóa Sa
Huỳnh. Cuối thế kỷ II, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm giành độc lập từ
tay nhà Hán, Khu Liên lên làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp. Các vua Lâm Ấp mở
rộng lãnh thổ từ sông Gianh (Quảng Bình) đến Bình Thuận và đổi tên nước là
Champa.
- Kinh tế: Nông nghiệp trồng lúa, sử dụng công cụ sắt, sức kéo của trâu bò, dùng
guồng nước trong sản xuất. Nghề thủ công, khai thác lâm thổ sản phát triển và kĩ
thuật xây tháp đạt tới trình độ rất cao.
- Văn hóa: Chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn. Theo đạo Hin đu và Phật Giáo.Ở nhà
sàn, ăn trầu cau, hỏa táng người chết.
- Xã hội: tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ.
- Chính trị: Theo thể chế quân chủ, vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế,
tôn giáo. Giúp việc có tể tướng và các đại thần. Cả nước chia thành 4 khu vực hành
chính lớn: châu -> huyện, làng. Kinh đô ở Sin-ha-pu-ra (Quảng Nam), rồi In- đrapu-ra (Quảng Nam), dời đến Vi-giay-a (Chà Bàn - Bình Định).