Đề cương ôn thi Học kỳ 2 môn Vật Lý lớp 11 năm học 2022-2023

06/06/2023

Kỳ thi kiểm tra Vật Lý cuối học kỳ 2 đang tới rất gần, do đó, các em học sinh cần phải luyện tập trước các nội dung sẽ kiểm tra môn Vật lý ngay nhé! Chúng mình giới thiệu tới bạn bộ câu hỏi Đề cương ôn thi Học kỳ 2 môn Vật Lý lớp 11 năm học 2022-2023 được biên soạn kỹ càng bởi đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm tại Học Thông Minh! 

Dưới đây là một số câu hỏi ôn tập được trích ra từ đề cương: 

 

Câu 1.1: Đường sức từ không có tính chất nào sau đây?
    A.Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau
    B. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc dài vô hạn ở hai đầu
    C. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường
    D. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức


Câu 1.2: Xung quanh điện tích chuyển động luôn tồn tại  
    A. môi trường chân không    B. chỉ duy nhất điện trường    
    C. chỉ duy nhất từ trường     D. cả điện trường và từ trường


Câu 1.3: Tính chất cơ bản của từ trường là:    
    A. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó
B. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó
C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó
D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh


Câu 1.4: Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và
A. tác dụng lực hút lên các vật đặt trong nó.
B. tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.
C. tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện đặt trong nó.
D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó.


Câu 2.1: Đường sức từ có dạng là đường thẳng, song song, cùng chiều cách đều nhau xuất hiện
A. Xung quanh dòng điện thẳng    B. Xung quanh một thanh nam châm thẳng
C. Trong lòng của một nam châm chữ U    D. Xung quanh một dòng điện tròn.


Câu 2.2: Các đường sức từ trong lòng nam châm hình chữ U là
A. Những đường thẳng song song cách đều nhau.
B. Những đường cong, cách đều nhau.
C. Những đường thẳng hướng từ cực Nam sang cực Bắc.
D. Những đường cong hướng từ cực Nam sang cực Bắc.


Câu 2.3: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Xung quanh một nam châm hay một dòng điện tồn tại một từ trường
B. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra tác dụng từ
C. Xung quanh mỗi điện tích đứng yên tồn tại điện trường và từ trường
D. Đi qua mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ


Câu 2.4: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Từ trường đều là từ trường có
A. các đường sức song song và cách đều nhau.        
B. cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau.
C. lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau.        
D. các đặc điểm bao gồm cả phương án A và B.


Câu 3.1: Quy ước nào sau đây là sai khi nói về các đường sức từ?
    A. Có thể cắt nhau        B. Có chiều đi ra cực Bắc, đi vào cực Nam
    C. Vẽ dày hơn ở những chỗ từ trường mạnh     D. Có thể là đường cong khép kín


Câu 3.2: Mọi từ trường  đều phát sinh từ
A. Các nam châm vĩnh cửu.    B. Các điện tích chuyển động.
C. Các mômen từ.        D. Các nguyên tử sắt.


Câu 3.3:Từ trường không tương tác với
    A. các điện tích chuyển động.    B. các điện tích đứng yên.
    C. nam châm chuyển động.    D. nam châm chuyển động.


Câu 3.4: Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho
A. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
B. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
C. pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
D. tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.

Câu 4.1: Biểu thức nào sau đây xác định cảm ứng từ của dòng điện thẳng dài đặt trong không khí
    A. B =  2.10-7.I/r    B. B= 2.10-7 I.r     C. B =  2.107.         D. B= 2.107 I.r


Câu 4.2: Một dây dẫn được quấn thành ống có chiều dài ống dây là l, bán kính ống dây là R, số vòng dây trên ống là N. Công thức tính độ lớn cảm ứng từ bên trong ống dây có dòng điện I chạy qua là
    A.      B.      C.      D. 


Câu 4.3:  Đơn vị đo của cảm ứng từ là
    A. Vôn (V)    B. Tesla (T)    C. Vê be (Wb)    D.  Niu tơn (N)


Câu 4.4:  Véc tơ cảm ứng từ tại một điểm của từ trường
A. vuông góc với đường sức từ        B. nằm theo hướng của đường sức từ
C. nằm theo hướng của lực từ            C. không có hướng xác định


Câu 5.1: Biểu thức lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện dài l là
        A. F= BIl.sin α.    B. F= BIl.sinα.    C. F= BIl.cosα    D. F= BIl.cosα


Câu 5.2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện trong đoạn dây
B. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với chiều dài của đoạn dây
C. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ
D. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cảm ứng từ tại điểm đặt đoạn dây.


Câu 5.3: Phát biểu nào sau đây là không đúng? 
    A. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực
    B. Độ lớn của cảm ứng từ được xác định theo công thức   phụ thuộc vào cường độ dòng điện I và chiều dài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường
    C. Độ lớn của cảm ứng từ được xác định theo công thức   không phụ thuộc vào cường độ dòng điện I và chiều đài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường
    D. Cảm ứng từ là đại lượng vectơ


Câu 5.4:  Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào
A. độ lớn cảm ứng từ.                B. cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn.
C. chiêu dài dây dẫn mang dòng điện.         C. điện trở dây dẫn.
Hiểu:


Câu 6.1: Một đoạn dây dẫn dài 5 (cm) đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75 (A). Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-2 (N). Cảm ứng từ của từ trường đó có độ lớn là:
    A. 0,4 (T)    B. 0,8 (T)    C. 1,0 (T)    D. 1,2 (T)


Câu 6.2: Một đoạn dây dẫn thẳng dài 10cm mang dòng điện 5A đặt trong từ trường đều có độ lớn B =0,02T. Phương của đoạn dây vuông góc  với  . Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có độ lớn bằng 
    A. 0,01 N    B. 0,02 N    C. 0,1 N    D. 0,2 N


Câu 6.3: Một dây dẫn mang dòng điện có chiều từ trái sang phải nằm trong một từ trường có chiều từ dưới lên thì lực từ có chiều
    A. từ ngoài vào trong.        B. từ trái sang phải.
    C. từ trong ra ngoài.        D.  từ trên xuống dưới. 


Câu 6.4:  Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 0,1 m có dòng điện I = 6 A đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 T. Góc hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là 600. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn  là:
A. 0,3 N.        B. 0,2 N.        C. 0,32 N.        D. 0,23 N.


Câu 7.1: Dòng điện I = 1 A chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10 cm có độ lớn là:
    A. 2.10-8(T)    B. 4.10-6(T)    C. 2.10-6(T)    D. 4.10-7(T)


Câu 7.2: Một dòng điện có cường độ I = 5 A chạy trong một dây dẫn thẳng, dài. Cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại điểm M có độ lớn B = 4.10-5 T. Điểm M cách dây một khoảng  
    A. 25 (cm)    B. 10 (cm)    C. 5 (cm)    D. 2,5 (cm)


Câu 7.3: Cho dòng điện cường độ 0,5A chạy qua một ống dây dài 50cm, có 1000 vòng dây. Cảm ứng từ bên trong ống dây là
A. 1,256.10-3 T           B. 1,256.10-5 T              
C. 12,56.10-3 T              D. 12,56.10-5 T   


Câu 7.4:  Cho dòng điện cường độ 0,15A chạy qua các vòng dây của một ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây là 35.10-5T. Biết ống dây dài 50cm. Số vòng dây của ống xấp xỉ giá trị nào sau đây?
A. 420 vòng          B. 390 vòng          
C. 670 vòng          D. 930 vòng
Biết
Câu 8.1: Lực Lorenxơ là:
A. lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường.
B. lực từ tác dụng lên dòng điện.
C. lực từ tác dụng lên hạt mang điện đặt đứng yên trong từ trường.
D. lực từ do dòng điện này tác dụng lên dòng điện kia.


Câu 8.2:Độ lớn của lực Lorexơ được tính theo công thức 
    A.      B.     C.      D.  


Câu 8.3: Lực Lo – ren – xơ là
A. lực điện tác dụng lên điện tích.   B. lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường.
C. lực từ tác dụng lên dòng điện.    D. lực Trái Đất tác dụng lên vật.


Câu 8.4: Góc α trong công thức   là góc hợp bởi hai vectơ nào?
    A. Hai vectơ v và B                 B. Hai vectơ v và f               C. Hai vectơ B và f       D. Hai vectơ q và B 
Hiểu:


Câu 9.1: Một hạt mang điện tích q = 1,6.10-19 C bay vào trong từ trường đều, cảm ứng từ B = 1,0 T, với vận tốc v = 105 m/s theo phương vuông góc với các đường sức từ.  Lực Lorenxơ tác dụng lên hạt là
    A. 1,6.10-14 N.    B. 0.    C. 6,4.10-13 N.        D. 3,2.10-14 N.


Câu 9.2: Một electron mang điện tích q = -1,6.10-19 C bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 (T) với vận tốc ban đầu v0 = 2.105 (m/s) vuông góc với  . Lực Lorenxơ tác dụng vào electron có độ lớn là:
    A. 3,2.10-14 (N)     B. 6,4.10-14 (N)    C. 3,2.10-15 (N)        D. 6,4.10-15 (N)


Câu 9.3: Một hạt mang điện tích q = 4.10-10 C, chuyển động với vận tốc   2.105 m/s trong từ trường đều. Mặt phẵng quỹ đạo của hạt vuông góc với véc tơ cảm ứng từ. Lực Lorenxơ tác dụng lên hạt là f = 4.10-5 N. Cảm ứng từ B của từ trường là:
    A. 0,02 T.    B. 0,5 T.    C. 0,05 T.    D. 0,2 T.


Câu 9.4: Phương của lực Lorenxơ 
A. Trùng với phương của vectơ cảm ứng từ.
B. Trùng với phương của vectơ vận tốc của hạt mang điện.
C. Vuông góc với mặt phẳng hợp bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ.
D. Trùng với mặt phẳng tạo bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ.
Biết


Câu 10.1: Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến là α . Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức:
    A. Ф = BS.sinα    B. Ф = BS.cosα    C. Ф = BS.tanα    D. Ф = BS.cotanα


Câu 10.2:Đơn vị của từ thông là:
    A. Tesla (T).    B. Ampe (A).    C. Vêbe (Wb).    D. Vôn (V).


Câu 10.3:Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch kín được xác định theo công thức:
    A.     B.      C.      D.  


Câu 10.4:  Từ thông qua một diện tích S phụ thuộc các yếu tố nào sau đây?
A. góc tạo bởi pháp tuyến và vectơ cảm ứng từ và diện tích đang xét        
B. độ lớn cảm ứng từ và góc tạo bởi pháp tuyến và vectơ cảm ứng từ
C. góc tạo bởi pháp tuyến và vectơ cảm ứng từ, độ lớn cảm ứng từ và diện tích đang xét    
D. diện tích đang xét

 

Để xem hết nội dung đề ôn tập, các em học sinh hải đăng ký tài khoản và tải về bản PDF hoàn toàn miễn phí nhé! Chúc các em ôn tập tốt và đạt điểm thật cao!!!

Nội dung đề thi

Luyện bài tập và đề thi thử sát với kiến thức trên lớp!!!