Đề giữa HK1 hóa 11 năm học 2023-2024 Trường THPT Hà Huy Tập

28/12/2023

Việc thực hiện các bài thi thử không chỉ giúp học sinh hệ thống kiến thức và nhớ lâu hơn, mà còn giúp các em làm quen với định dạng đề thi và xây dựng phương pháp làm bài hiệu quả. Đừng để thời gian trôi qua mà bạn chưa chuẩn bị kỹ lưỡng cho kì thi quan trọng này! Tải ngay Đề giữa HK1 hóa 11 năm học 2023-2024 Trường THPT Hà Huy Tập PDF miễn phí của hocaz.vn để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới nhé!

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. [NB] Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào là đúng?
A. Nitrogen không duy trì sự cháy, sự hô hấp và là một khí độc.
B. Vì có liên kết 3 nên phân tử nitrogen rất bền và ở nhiệt độ thường nitrogen khá trơ về mặt hóa học.
C. Khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitrogen thể hiện tính khử.
D. Số oxi hóa của nitrogen trong các hợp chất và ion AlN, N2O4, NH4
Câu 2. [NB] Trong công nghiệp, phần lớn lượng nitrogen sản xuất ra được dùng để
A. làm môi trường trơ trong luyện kim, điện tử,...

B. tổng hợp phân đạm.
C. sản xuất nitric acid.

D. tổng hợp ammonia.
Câu 3. [NB] Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần
nhau thì thấy xuất hiện
A. khói màu trắng.

B. khói màu tím.

C. khói màu nâu.

D. khói màu vàng.
Câu 4. [NB] Vai trò của NH3 trong phản ứng là
A. chất khử.

B. acid.

C. chất oxi hóa.

D. base.
Câu 5. [NB] Khí ammonia làm giấy quỳ tím ẩm
A. chuyển thành màu đỏ.

B. chuyển thành màu xanh.
C. không đổi màu.

D. mất màu.
Câu 6. [TH] Phát biểu không đúng là
A. Trong điều kiện thường, NH3 là khí không màu, mùi khai.
B. Khí NH3 nặng hơn không khí.
C. Khí NH3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước.
D. Liên kết giữa N và 3 nguyên tử H là liên kết cộng hoá trị có cực.
Câu 7. [TH] Cho dung dịch NH4NO3 tác dụng với dung dịch kiềm của một kim loại hóa trị II, thu được 4,858 lít
khí ở đkc và 26,1 gam muối. Kim loại đó là
A. Ca (40).

B. Mg (24).

C. Cu (64).

D. Ba (137).
Câu 8. [NB] Quá trình đốt cháy nhiên liệu trong ô tô sinh ra nhiều khí như SO2, CO, NO. Từ năm 1975, người
ta thiết kế “bộ chuyển đổi xúc tác” trong hệ thống xả khí của ô tô (và cả trong máy phát điện) nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho phản ứng:
2CO(g) + 2NO(g) → 2CO2(g) +N2(g)
Giá trị enthalpy tạo thành chuẩn của CO(g), NO(g), CO2(g) lần lượt là –110,5; 91,3; –393,5 (kJ mol–1). Chọn
giá trị gần nhất với biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên.
A. –748,6 Kj B. 748,6 kJ C. –768,4 kJ D. 768,4 kJ
Câu 9. [TH] Nung một hỗn hợp gồm 4,8 gam bột Magnesium và 3,2 gam bột sulfur trong một ống nghiệm đậy
kín. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là
A. 8,0 gam. B. 11,2 gam. C. 5,6 gam. D. 4,8 gam.
Câu 10. [TH] Khi nung nóng hỗn hợp bột gồm 9,6 gam sulfur và 22,4 gam iron trong ống nghiệm kín, không
chứa không khí, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được rắn Y. Thành phần của rắn Y là
A. Fe. B. Fe và FeS. C. FeS. D. S và FeS.
Câu 11. [TH] Cho phản ứng hóa học: S + H2SO4 đặc⎯⎯→ X + H2O. Vậy X là chất nào sau đây?
A. SO2. B. H2S. C. H2SO3. D. SO3.
Câu 12. [TH] Dung dịch sulfuric acid loãng tác dụng được với dãy nào sau đây?
A. S và H2S. B. Fe và Fe(OH)3. C. Cu và Cu(OH)2. D. C và CO2.
Câu 13. [NB] Muốn pha loãng dung dịch acid H2SO4 đặc cần làm như sau:
A. Rót từ từ dung dịch acid đặc vào nước. B. Rót từ từ nước vào dung dịch acid đặc.
C. Rót nhanh dung dịch acid đặc vào nước. D. Rót thật nhanh nước vào dung dịch acid đặc.
Câu 14. [TH] Hòa tan 0,6 gam kim loại M vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,112 lít N2 (đktc). Kim loại M là
A. Cu. B. Mg. C. Fe. D. Na.
Câu 15. [NB] Một hợp chất hữu cơ X chứa đồng thời hai nhóm chức alcohol và aldehyde. Khi đó, hợp chất X sẽ
A. chỉ thể hiện các tính chất hoá học đặc trưng của alcohol.
B. chỉ thể hiện các tính chất hoá học đặc trưng của aldehyde.
C. thể hiện các tính chất hoá học đặc trưng của cả alcohol và aldehyde.
D. không thể hiện tính chất hoá học đặc trưng của cả alcohol và aldehyde.

Nội dung đề thi

Luyện bài tập và đề thi thử sát với kiến thức trên lớp!!!