Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa lí 10 trường THPT Nguyễn Văn Cừ-Quảng Nam năm học 2023-2024
Trước mỗi kì thi, bên cạnh việc ôn lại kiến thức đã học thì làm thêm các bài kiểm tra thi thử là cách hệ thống kiến thức hiệu quả nhất. Do đó, hocaz.vn đã tổng hợp đề kiểm tra môn Địa lí để hỗ trợ các bạn học sinh làm quen với các dạng câu hỏi có trong đề thi thật.
Tải Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa lí 10 trường THPT Nguyễn Văn Cừ-Quảng Nam năm học 2023-2024 PDF miễn phí ngay nhé!
A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)
Câu 1. Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là
A. khoáng vật, đá.
B. khoáng vật, đất.
C. đá, đất.
D. nước, đất.
Câu 2. Người ta thường dựa vào mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ để
A. đọc bảng chú giải trên bản đồ.
B. xem hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ.
C. xác định phương hướng trên bản đồ.
D. xây dựng vị trí địa lí của lãnh thổ trên bản đồ.
Câu 3. GPS và bản đồ số không sử dụng trong lĩnh vực nào sau đây?
A. giao thông vận tải.
B. nghiên cứu cấu trúc Trái Đất.
C. đo đạc khảo sát công trình.
D. khí tượng và giám sát Trái đất.
Câu 4. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thường dùng để
A. thể hiện giá trị tổng cộng của 1 đối tượng trên một đơn vị lãnh thổ.
B. thể hiện các đối tượng phân bố phân tán, lẻ tẻ.
C. thể hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.
D. thể hiện các đối tượng có khả năng di chuyển.
Câu 5. Phong hóa hoá học làm cho đá và khoáng vật bị phá hủy về mặt
A. quang học.
B. hóa học.
C. cơ giới và hóa học.
D. cơ giới.
Câu 6. Bồi tụ là quá trình
A. tích tụ (tích luỹ) các vật liệu đã bị phá huỷ.
B. chuyển dời các vật liệu khỏi vị trí của nó.
C. phá huỷ và làm biến đổi tính chất vật liệu.
D. di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
Câu 7. Vận động làm cho diện tích lớn lục địa bị hạ xuống được gọi là hiện tượng
A. đứt gãy.
B. biển tiến.
C. uốn nếp.
D. biển thoái.
Câu 8. Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và
A. phần dưới lớp Man-ti.
B. nhân trong Trái Đất.
C. nhân ngoài Trái Đất.
D. phần trên lớp Man-ti.
Câu 9. Để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, phương pháp chấm điểm thường dùng
A. các mũi tên.
B. các điểm chấm.
C. các kí hiệu.
D. các biểu đồ.
Câu 10. Đối tượng nào sau đây được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu?
A. Dòng biển.
B. Hải cảng.
C. Luồng di dân.
D. Hướng gió.