ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ SỐ 2 NĂM 2024

25/02/2024

hocaz.vn giới thiệu Tài Liệu ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ SỐ 2 NĂM 2024, nguồn thông tin đầy đủ và chi tiết để hỗ trợ bạn trong việc hiểu rõ và áp dụng các kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra. Tài liệu này được thiết kế để hỗ trợ bạn nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.

1.Phần gạch chân trong câu văn: Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếngkia nhiều”, là thành phần nào của câu?
A.Thành phần tình tháiB.Thành phần gọi – đáp
C.Thành phần cảm thánD.Thành phần phụ chú.
2.Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy thể hiện nhiều mối quan hệ. Mối quan hệ nào sau đâykhông phải là mối quan hệ được thể hiện trong truyện?
A.Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng
B.Mối quan hệ giữa gia đình và Tổ quốc
C.Mối quan hệ giữa tình yêu cá nhân và tình yêu Tổ quốc
D.Mối quan hệ giữa mẹ ghẻ và con chồng
3.“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,/Yên ba tam nguyệt há Dương Châu./Cô phàm viễn ảnh bích khôngtận,/Duy kiến trường giang thiên tế lưu.” (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng – LýBạch)
Đoạn thơ được viết theo thể thơ:
A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luậtB.Ngũ ngôn.
C.Song thất lục bát.D.Tự do.
4.Đoạn văn: “Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “Bác cần nằmxuống phải không ạ?” (Nguyễn Minh Châu, Bến quê) đã sử dụng phép liên kết nào?
A.Phép nốiB.Phép thếC.Phép lặpD.Phép liên tưởng
5.Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Nhà em có một giàn giầu, / Nhà anh có một … liên phòng” (Tương tư
–Nguyễn Bính)
A.Hàng treB.Hàng chuốiC.Hàng mơD.Hàng cau
6.Câu văn nào sau đây mắc lỗi dùng từ?
A.Mùa xuân đã đến thật rồi!B.Anh ấy là người có tính khí rất nhỏ nhoi.

C.Em bé trông dễ thương quá!D.Bình minh trên biển thật đẹp.
7.Qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài đã thể hiện rõ điều nào dưới đây?
A.Sức sống tiềm tàng của những con người Tây Bắc
B.Vẻ đẹp của thiên nhiên Nam Bộ
C.Vẻ đẹp tâm hồn của người NamBộ
D.Lòng yêu nước của những con người làng Xô Man
8.Dòng nào sau đây nêu chính xác các từ láy?
A.Xinh xinh, thấp thoáng, buôn bán, bạn bè.B.Tươi tắn, đẹp đẽ, xa xôi, tươi tốt.
C.Đỏ đen, lom khom, ầm ầm, xanh xanh.D.Lấp lánh, lung linh, lao xao, xào xạc.
9.Chọn từ viết sai chính tả trong các từ sau:
A.Lãng mạnB.Sáng lạngC.Xuất sắcD.Trau chuốt
10.Xác định từ sử dụng sai trong câu sau: “Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép, đăm chiêu nhìn bức tranhtreo trên tường.”
A.ria mépB.đăm chiêuC.nhấp nháyD.bức tranh
11.Xét theo mục đích nói, câu: Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương, thuộc kiểu câu gì?
A.Câu trần thuậtB.Câu cảm thánC.Câu nghi vấnD.Câu cầu khiến
12.“Thạch Lam (1910 – 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân),sinh tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại… Thạch Lam là một người đôn hậu và rất đỗitinh tế. Ông có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Ông thường viếtnhững truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mongmanh, mơ hồ trong cuộc sống hàng ngày.”
(SGK Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, tr.94)
Đặt trong ngữ cảnh của cả đoạn, chữ “tinh tế” có nghĩa là:
A.nhạy cảm, tế nhị, có khả năng đi sâu vào những chi tiết rất nhỏ, rất sâu sắc.
B.tư chất nghệ sĩ.
C.sự không chuyên, thiếu cố gắng.
D.thấu hiểu sự đời.
13.Giữa hồ nơi có một tòa tháp cổ kính, câu trên mắc lỗi gì?
A.Thiếu chủ ngữB.Thiếu vị ngữ
C.Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữD.Sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phầncâu.
14.“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim.” (Bài thơ về tiểu đội xe khôngkính – Phạm Tiến Duật)
Từ nào trong câu thơ trên được dùng theo nghĩa chuyển?
A.ChạyB.Miền NamC.XeD.Trái tim

Nội dung đề thi

Luyện bài tập và đề thi thử sát với kiến thức trên lớp!!!