Đề thi cuối học kỳ 2 lớp 10 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật (Giáo dục công dân) (Đề 1)
Đừng nghĩ môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật (Giáo dục công dân) dễ, đơn giản mà chủ quan. Muốn đạt điểm cao bất cứ môn học nào, luyện tập kỹ càng trước khi thyi là điều tất nhiên! Cùng làm Đề thi cuối học kỳ 2 lớp 10 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật (Giáo dục công dân) (Đề 1), có PDF tải về cùng Học Thông Minh thôi!
PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)
Câu 1. Cộng đồng những người cùng chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ hôn nhân và huyết thống, là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
Gia tộc. B. Gia đình. C. Làng xã. D. Đạo lí.
Câu 2. Giá trị làm người của mỗi con người được gọi là
danh dự. B. danh hiệu. C. nhân phẩm. D. lương tâm.
Câu 3. Bố T bị đi tù, mẹ đi lấy chồng khác. Ông bà nội, ông bà ngoại của T cũng sớm qua đời nên T phải sống một mình. Nhờ có sự giúp đỡ của xóm làng, sự quan tâm, hỗ trợ của thầy cô và bè bạn trong lớp mà T vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống trở thành một học sinh tiên tiến. Trong trường hợp trên, vai trò của cộng đồng thể hiện thế nào?
Chỉ giúp cho các em nhỏ có hoàn cảnh cơ nhỡ vươn lên.
Đảm bảo cho mỗi cá nhân có những điều kiện để phát triển.
Chịu trách nhiệm giúp đỡ cho trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Yếu tố không cần thiết đối với mỗi cá nhân trong cuộc sống.
Câu 4. Tình yêu chân chính làm cho con người
trưởng thành và hoàn thiện hơn. B. sớm đạt được mục đích của mình.
có được những gì mình mong muốn. D. có địa vị và thu nhập cao.
Câu 5. Lòng yêu nước của mỗi con người chỉ có thể nảy nở và phát triển qua những
biến cố, thời gian. B. thời kì nhất định.
biến cố, thử thách. D. thời điểm khác nhau.
Câu 6. Gia đình không có chức năng nào dưới đây?
Bảo vệ môi trường. B. Nuôi dưỡng, giáo dục con cái.
Tổ chức đời sống gia đình. D. Duy trì nòi giống.
Câu 7. Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó có
danh dự. B. nhân phẩm. C. lòng tự trọng. D. lòng tự ái.
Câu 8. Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc bảo đảm quyền tự do nào dưới đây?
Chia tài sản. B. Li hôn. C. Chia con cái. D. Tái hôn.
Câu 9. Khi con người tạo ra cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có
ý thức. B. tình cảm. C. nhân phẩm. D. danh dự.
Câu 10. Câu ca dao, tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm’’ nói lên phạm trù đạo đức nào theo khái niệm mà em đã học?
Hạnh phúc. B. Lương tâm.
Nhân phẩm, danh dự. D. Nghĩa vụ, trách nhiệm.
Câu 11. Nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người?
Chăm lo cuộc sống cá nhân. B. Phát triển kinh tế - xã hội.
Bảo vệ môi trường thiên nhiên. D. Đảm bảo an ninh - quốc phòng.
Câu 12. Khi nhu cầu và lợi ích của cá nhân mâu thuẫn với nhu cầu và lợi ích của xã hội, cá nhân phải biết
đặt nhu cầu của cá nhân lên trên.
hi sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung.
đảm bảo quyền của mình hơn quyền chung.
hi sinh lợi ích của tập thể vì lợi ích cá nhân.
Câu 13. Mặc dù học tập ở Ô-xtrây-li-a, nhưng anh H thường xuyên quan tâm đến tình hình đất nước và tích cực tham gia các hoạt động vì quê hương đất nước của lưu học sinh. Những hành vi, việc làm của anh H nói lên biểu hiện nào dưới đây của người Việt Nam?
Lòng yêu nước. B. Truyền thống “Đền ơn đáp nghĩa”.
Truyền thống vì cộng đồng. D. Lòng tự tôn dân tộc.
Câu 14. Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của
bản thân. B. cộng đồng, xã hội.
nhiều người. D. gia đình, dòng họ.
Câu 15. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị và gần gũi nhất đối với con người như
yêu gia đình, người thân. B. hoạt động ngoại khóa.
cảnh đẹp thiên nhiên. D. yêu người nào ủng hộ mình.
Câu 16. Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình
xây dựng trường lớp sạch đẹp. B. chăm lo cho cuộc sống của gia đình.
phục vụ cho công việc. D. phục vụ lợi ích của Tổ quốc.
Câu 17. Toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội, là nội dung khái niệm nào dưới đây?
Xã hội. B. Cộng đồng. C. Tập thể. D. Dân cư.
Câu 18. Đối với gia đình, đạo đức được coi là
nền tảng của hạnh phúc gia đình. B. những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc.
cơ sở tồn tại của gia đình. D. chuẩn mực của hạnh phúc gia đình.
Câu 19. Bạn A đang học lớp 10, trong giờ ra chơi chỉ còn mình A trong lớp. Nhìn thấy trong ngăn bàn bạn B để chiếc điện thoại Samsung-A52, vì nghiện game nên A đã trộm chiếc điện thoại đó để bán lấy tiền. Từ lúc đó, A rất lo lắng sợ bị phát hiện và cảm thấy xấu hổ. Cảm giác lo lắng, xấu hổ của A được gọi là gì?
Danh dự. B. Nhân phẩm. C. Nghĩa vụ. D. Lương tâm.
Câu 20. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của cá nhân?
Giúp con người hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Giúp mọi người vượt qua khó khăn.
Góp phần vào cuộc sống tốt đẹp của con người.
Góp phần hoàn thiện nhân cách con người.
Câu 21. Cộng đồng là hình thức thể hiện các mối liên hệ và quan hệ xã hội của
con người. B. đất nước.
tập thể người lao động. D. cán bộ, công chức.
PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm) Nghĩa vụ là gì? Em hãy cho ví dụ?
Câu 2: (2,0 điểm) Hiện nay, có một số người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không muốn đăng kí kết hôn vì ngại sự ràng buộc của pháp luật.
Căn cứ vào nội dung chế độ hôn nhân nước ta hiện nay, em hãy nhận xét về quan điểm trên.
Theo em giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình có mối liên hệ với nhau như thế nào?
------ HẾT ------
Trên đây là toàn bộ nội dung đề kiểm tra cuối học kỳ 2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 năm học 2022 -2023. Các em hãy luyện tập, tham khảo và tải về bản PDF hoàn toàn miễn phí để sử dụng nhé!!