Đề thi giữa học kỳ 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2022-2023 Trường THCS Thăng Long- Ba Đình- Hà Nội ( đề 1)

26/12/2023

Bắt đầu hành trình học tập mới với Đề thi giữa học kỳ 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2022-2023 Trường THCS Thăng Long- Ba Đình- Hà Nội ( đề 1) chất lượng! Mỗi câu hỏi đều được lựa chọn cẩn thận, giúp các bạn học sinh học tập một cách hiệu quả, xây dựng nền tảng kiến thức chắc chắn và tự tin hơn khi đối mặt với các thử thách trong quá trình học tập.

Phần I. Đọc hiểu: (6 điểm) Đọc kĩ bài thơ sau: 
NHỮNG ĐỨA TRẺ BẢN MÂY (Ngô Bá Hòa)
Những đứa trẻ lớn trên lưng trâu
giọng nói trưởng thành như nứa vỡ
ước mơ được bay cao hơn chim
và lớn hơn cây cổ thụ
Những đứa trẻ tóc mọc trong mây
bước chân làm đau đá sỏi
khúc đồng dao đếm tuổi
suối ru hồn trong veo.
Những đứa trẻ lớn trong màu xanh
Có ánh mắt thấu đại ngàn
Có đôi tai lắng trăm ngàn núi
Và nụ cười vỡ ánh hoàng hôn.
Cứ lớn lên
Lớn lên
Những đứa trẻ khát khao bầu trời mới.
(http://vanvn.vn/chum-tho-tac-gia-tre)
Từ câu 1 đến câu 8 ghi lại phương án đúng nhất, câu 9 viết đoạn văn tự luận ngắn
Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất về đặc điểm hình thức chính của bài thơ?
A. Thơ tự do, chia khổ không đều, gieo vần cách
B. Thơ bậc thang; số tiếng, số khổ linh hoạt.
C. Thơ hỗn hợp, dòng, khổ dài ngắn khác nhau.
D. Thơ tự do, các dòng, khổ (dài ngắn) không đều.
Câu 2: Đối tượng (đối tượng trữ tình) để nhà thơ bộc lộ cảm xúc là ai?
A. Những đứa trẻ miền núi
B. Những đứa trẻ
C. Những đứa trẻ lớn trên lưng trâu
D. Những đứa trẻ tóc mọc trong mây
Câu 3: Yếu tố tự sự trong bài thơ được sử dụng nhằm mục đích gì?
A. Kể quá trình trưởng thành của những đứa trẻ.
B. Kể về khúc đồng dao của những đứa trẻ
C. Kể về việc làm của những đứa trẻ
D. Kể về ước mơ, khao khát của những đứa trẻ
Câu 4: Dòng thơ “Những đứa trẻ lớn trên lưng trâu” được hiểu như thế nào?
A. Là những đứa trẻ gắn với lao động từ thủa ấu thơ, lớn lên mộc mạc, tự nhiên
B. Là những đứa trẻ phải lao động từ thủa nhỏ nên vất vả
C. Là những đứa trẻ sống và lớn lên không thể thiếu con trâu và đồng ruộng
D. Là những đứa trẻ sống gần gũi, gắn bó với quê hương, đồng ruộng
Câu 5: Dòng nào không miêu tả đúng đặc điểm của những đứa trẻ bản Mây?
A. Giọng nói trưởng thành như nứa vỡ
B. Nụ cười vỡ ánh hoàng hôn
C. Ánh mắt thấu đại ngàn
D. Tóc màu mây, tâm hồn phiêu lãng
Câu 6: Dòng nào nói lên giá trị (vẻ đẹp hình thức và nội dung) của khổ thơ cuối?
A. Khổ thơ bậc thang, sử dụng điệp từ, nhịp linh hoạt gợi hình ảnh những đứa trẻ sống gắn bó với 
thiên nhiên mạnh mẽ, trong sáng, đầy khao khát.
B. Khổ thơ bậc thang, sử dụng điệp từ, nhịp linh hoạt gợi hình ảnh những đứa trẻ sống gắn bó với 
thiên nhiên trưởng thành rất nhanh chóng.
C. Khổ thơ tự do, nhịp linh hoạt gợi hình ảnh những đứa trẻ vươn tới trời xanh.
D. Khổ thơ khắc họa sinh động quá trình lớn lên của trẻ em miền núi. 

 

Nội dung đề thi

Luyện bài tập và đề thi thử sát với kiến thức trên lớp!!!