Đề thi giữa học kỳ 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2023-2024 ( đề 2)

26/12/2023

Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi cung cấp tài liệu học tập uy tín thì bạn đang ở đúng nơi rồi đó! Không chỉ có tài liệu …, học AZ còn vô vàn tài liệu hữu ích khác hỗ trợ việc học của bạn! Tải về Đề thi giữa học kỳ 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2023-2024 ( đề 2) ngay nhé!

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN
 Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái 
giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên 
làm gì. Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần 
được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài 
người hàng xóm sang giúp mình. 
Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra 
và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, 
ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất 
đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất 
đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa 
xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.
 (Con lừa và bác nông dân, TruyenDanGian.Com).
Câu 1. Truyện “Con lừa và bác nông dân” thuộc thể loại nào?
A. Truyện thần thoại. B. Truyện ngụ ngôn. C. Truyền thuyết. D. Truyện cổ tích.
Câu 2. Trong đoạn 1 câu chuyện, con lừa đã rơi vào hoàn cảnh nào?
A. Con lừa sẩy chân rơi xuống một cái giếng.
B. Con lừa đang làm việc quanh cái giếng.
C. Con lừa xuất hiện trên miệng giếng.
D. Con lừa bị ông chủ và hàng xóm xúc đất đổ vào người.
Câu 3. Khi con lừa bị ngã, bác nông dân đã làm gì?
A. Bác nông dân ra sức kéo con lừa lên.
B. Bác nông dân động viên và trò chuyện với con lừa.
C. Bác nông dân nhờ những người hàng xóm xúc đất đổ vào giếng.
D. Bác nông dân nhờ hàng xóm cùng giúp sức kéo con lừa lên.
Câu 4. Theo em, từ “sẩy” trong câu “Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang 
trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng” có nghĩa là gì?
A. Để sổng mất đi, do sơ ý.
B. Ví hoàn cảnh gia đình bị chia lìa, mỗi người một nơi. 
C. Mất đi người thân hoặc con vật thân thiết. 
D. Sơ ý, không cẩn thận mà không kịp giữ lại, để xảy ra điều đáng tiếc. 
Câu 5. Vì sao bác nông dân quyết định chôn sống chú lừa?
A.Vì ông thấy phải mất nhiều công sức mới kéo chú lừa lên được.
B. Vì ông cần về nhà gấp không có thời gian để kéo chú lừa lên.
C. Vì ông nghĩ con lừa đã già, không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả.
D. Vì ông không muốn mọi người phải nghe tiếng kêu la của chú lừa.
Câu 6. Theo em, những “xẻng đất” trong văn bản tượng trưng cho điều gì?
A. Những nặng nhọc, mệt mỏi.
B. Những thử thách, cơ hội. 
C. Là hình ảnh lao động.
D. Là sự chôn vùi, áp bức

Nội dung đề thi

Luyện bài tập và đề thi thử sát với kiến thức trên lớp!!!