Đề thi HK2 môn Hóa học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Khuyến

22/01/2024

Tổng hợp đề thi môn Hóa học chọn lọc kĩ càng từ bộ đề thi của các trường trên toàn quốc. Làm đề kiểm tra thi thử sẽ hỗ trợ các bạn học sinh nắm được nội dung kiến thức trọng tâm, ôn tập kĩ càng và đạt điểm tối đa trong kì thi sắp tới. Tải ngay Đề thi HK2 môn Hóa học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Khuyến PDF miễn phí của hocaz.vn nhé!

Câu 1:
Cho các kim loại sau: Al, Cu, Mg, Fe, Zn, K. Số kim loại phản ứng được với cả dung
dịch H2SO4 loãng và H2SO4 đặc nguội ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2:
Cho các phương pháp: (1) đun nóng trước khi dùng; (2) dùng dung dịch Ca(OH)2
vừa đủ; (3) dùng dung dịch Na2CO3; (4) dùng dung dịch NaCl; (5) dùng dung dịch
HCl. Chất không dùng làm mềm nước cứng tạm thời?
A. 1, 2.
B. 3, 4.
C. 4,5.
D. 1, 2, 3.
Câu 3:
Cho 1 lượng Fe phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, sau phản ứng thu
được 3,36 lít khí SO2 (đktc) và m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 20.
B. 40.
C. 30.
D. 10.
Câu 4:
Phương trình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ là
A. CuSO4 → Cu + S + 2O2
B. CuSO4 → Cu + SO2 + 2O
C. CuSO4 + H2O → Cu(OH)2 + SO3
D. 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2
Câu 5:
Có thể phát hiện ra dấu vết của nước trong ancol etylic bằng cách dùng
A. MgSO4 khan
B. CuSO4 khan.
C. CaSO4 khan.
D. Na2SO4 khan.
Câu 6:
Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về tính chất của nhôm?
A. Nhôm là kim loại nặng
B. Nhôm là kim loại tác dụng mạnh với nước.
C. Vật dụng bằng nhôm để lâu ngày cũng không tác dụng với nước do có màng oxit bao bọc
D. Nhôm là kim loại kiềm thổ
Câu 7:
Trong các kim loại: Na, Mg, Al, Fe, Cu. Có bao nhiêu kim loại có thể tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch NaOH?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ăn mòn hoá học ?
A. Ăn mòn hoá học làm phát sinh dòng điện một chiều.
B. Kim loại tinh khiết sẽ không bị ăn mòn hoá học.
C. Về bản chất, ăn mòn hóa học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá.
D. Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện.
Câu 9:
Hòa tan hoàn toàn 8,96 gam Fe trong dung dịch H2SO4 dư. Khối lượng muối sinh ra là
A. 24,32 gam.
B. 22,80 gam.
C. 32,00 gam.
D. 16,00 gam.
Câu 10:
Cho phản ứng hóa học : Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.
B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.
D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
Câu 11:
Một cation kim loại M có cấu hình e ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. Vậy cấu hình e ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại M là :
A. 3s2.
B. 3s23p1.
C. 3s1.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 12:
Hãy chọn phản ứng giải thích sự xâm thực của nước mưa với đá vôi và sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động?
A. Do phản ứng của CO2 trong không khí với CaO tạo thành CaCO3
B. Do CaO tác dụng với SO2 và O2 tạo thành CaSO4
C. Do dự phân hủy Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O
D. Do quá trình phản ứng thuận nghịch: CaCO3 + H2O + CO2 ⇆⇆ Ca(HCO3)2 xảy ra trong 1 thời gian rất lâu
Câu 13:
Phản ứng hóa học nào sau đây chỉ thực hiện được bằng phương pháp điện phân?
A. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
B. 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + O2 + 2H2SO4.
C. CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4.
D. Cu + 2AgNO3 → 2Ag + Cu(NO3)2.
Câu 14:
Cho các kim loại sau: Mg, Al, Cu, Cr, Ag. Số kim loại nào không tác dụng được với O2?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 15:
Nguyên tử của nguyên tố sắt có
A. 2 electron hóa trị.
B. 6 electron d.
C. 56 hạt mang điện.
D. 8 electron lớp ngoài cùng.
Câu 16:
Cho hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 được dung dịch X và chất rắn Y gồm 3 kim loại. Chất rắn Y gồm
A. Al, Fe, Cu.
B. Fe, Cu, Ag.
C. Al, Cu, Ag.
D. Al, Fe, Ag.

Nội dung đề thi

Luyện bài tập và đề thi thử sát với kiến thức trên lớp!!!