Đề thi Hóa học vào 10 THPT CHUYÊN LAM SƠN sở GD và ĐT Thanh Hóa năm học 2023-2024 có đáp án

05/05/2024

Học AZ là địa chỉ đáng tin cậy dành cho các bạn học sinh đang tìm kiếm tài liệu học tập chất lượng! Tài liệu Đề thi Hóa học vào 10 THPT CHUYÊN LAM SƠN sở GD và ĐT Thanh Hóa năm học 2023-2024 là một trong kho tàng tài liệu khổng lồ của hocaz.vn! Đừng chần chừ, hãy tải về Đề thi Hóa học vào 10 THPT CHUYÊN LAM SƠN sở GD và ĐT Thanh Hóa năm học 2023-2024 ngay!

Cho nguyên tử khối: H=1 ; C=12 ; N=14 ; O=16 ; Na=23 ; Al=27 ; S=32 ; Cl=35,5 ; K=39; Ca=40 ; Fe=56 ; Cu=64 ; Zn=65 ; Br=80 ; Ag=108 ; Ba=137. Các thể tích khí ở đktc.
Câu 1. (1,0 điểm)
1. Tổng số các loại hạt cơ bản trong một phân từ M2X là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số hạt mang điện của nguyên từ M nhiều hơn nguyên từ X là 22. Tìm công thức M2X.
2. Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được kết tủa A và dung dịch B. Cho Al dư vào dung dịch B thu được khí C và dung dịch D. Cho D tác dụng với dung dịch Na2CO3, thu được kết tủa E. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định thành phần các chất trong A, B, C, D, E và viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra.
Câu 2. (1,0 điểm)
Nung KMnO4 ở nhiệt độ cao, thu được khí A. Cho FeCl2 tác dụng với dung dịch hỗn hợp KMnO4 trong H2SO4 loãng dư, thu được khí B. Cho sắt (II) sunfua tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được khí C. Cho FeS2 vào dung dịch HCl, thu được khí D. Cho các khí A, B, C, D lần lượt tác dụng với nhau từng đôi một (có thể đun nóng hoặc dùng xúc tác thích hợp).
Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có).
Câu 3. (1,0 điểm)
1. Tiến hành 2 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Hòa tan hoàn toàn 0,2mol CuO bằng dung dịch H2SO4 20% (vừa đủ), thu được dung dịch A. Thí nghiệm 2: Hòa tan hoàn toàn 0,2mol CuO bằng dung dịch H2SO4 8% (vừa đủ), thu được dung dịch B. Làm nguội dung dịch A, B đến nhiệt độ 10oC, tính khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O tách ra (nếu có) ở mỗi thí nghiệm, biết độ tan của CuSO4 ở 10oC là 17,37 gam.
2. Sục khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm KOH, Ba(OH)2, BaCl2 (tỉ lệ mol tương ứng là 3: 1: 1) thu được dung dịch X. Cho dung dịch KHSO4 dư vào X. Viết thứ tự các phương trình phản ứng hoá học xảy ra.
Câu 4. (1, 0 điểm)
1. Hỗn hợp X gồm: 323BaCO,NaCO,CuO và 23FeO. Nêu phương pháp hoá học điều chế hai kim loại Ba,Na riêng biệt, viết các phương trình phản ứng hoá học xày ra.
2. Giả sử nguyên tử Fe dạng hình cầu có bán kính 8r1,28.10 cm−=. Trong tinh thể sắt có 74% thể tích bị chiếm bởi các nguyên tử, còn lại là khe trống. Cho số Avôgađro: 23AN6,02210=⋅. Tính khối lượng riêng của tinh thể sắt (biết thể tích hình cầu được tính theo công thức 34Vr3=π ).
Câu 5. (1,0 điểm)
1. Viết các phương trình phản ứng hoá học theo sơ đồ sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có)?
Biết X là thành phần chính của khí thiên nhiên.
2. Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, 1735CHCOONa và 1733CHCOONa. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 4,025 mol O2, thu được H2O và 2,85 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Tìm giá trị của m và a?
Câu 6. (1,0 điểm)
Trong công nghiệp, axit sunfuric được sản xuất bằng phương pháp tiếp xúc qua 3 giai đoạn. Nguyên liệu là: lưu huỳnh (hoặc quặng pirit sắt), không khí và nước.
Giai đoạn 1: Oxi hoá lưu huỳnh (hoặc quặng pirit sắt) bằng không khí giàu oxi.
Giai đoạn 2: Oxi hoá sản phẩm chứa lưu huỳnh thu được ở giai đoạn 1 bằng xúc tác thích hợp.

Nội dung đề thi

Luyện bài tập và đề thi thử sát với kiến thức trên lớp!!!