Tổng hợp chuyên đề BDHSG Địa lí 9 phần Địa lí tự nhiên đại cương
Tổng hợp chuyên đề BDHSG Địa lí lớp 9 phần Địa lí tự nhiên Đại cương hỗ trợ các bạn học sinh lớp 9 có thể luyện tập, củng cố kiến thức cơ bản và trang bị kiến thức nâng cao chuẩn bị kì thi chọn HSG lớp 9 và kì thi tuyển sinh vào lớp 10
Các bạn có thể tải về bản PDF hoàn toàn miễn phí để luyện tập dễ dàng hơn nhé! Chúc các em đạt điểm số cao trong kỳ thi sắp tới!
- Vị trí của TĐ trong hệ Mặt Trời
* Vị trí:
- TĐ là 1 trong 8 hành tinh quay xung quanh một ngôi sao lớn tự phát ra ánh sáng. Đó là MT, MT cùng các hành tinh quay xung quanh nó gọi là HMT.
- TĐ nằm ở vị trí số 3 trong số 8 hành tinh theo thứ tự xa dần MT (sao thủy, sao kim, TĐ, sao hỏa, sao mộc, sao thổ, sao thiên vương, sao hải vương)
* Ý nghĩa: của vị trí thứ 3 của TĐ
Vị trí thứ 3 của TĐ là một trong những điều kiện quan trọng để góp phần nên TĐ là hành tinh duy nhất có sự sống trong HMT.
- Hình dạng, kích thước của TĐ và hệ thống kinh, vĩ tuyến
* Hình dạng:
- TĐ có dạng hình cầu và kích thước rất lớn. Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của TĐ.
- Vẽ mô hình quả địa cầu: diện tích, bán kính
* Kích thước:
- Diện tích bề mặt TĐ: 510 triệu km2
- Thể tích của TĐ: 1083 tỉ m3
- Các cực B và N của TĐ là 2 điểm cố định trên bề mặt TĐ là nơi tiếp xúc của hai đầu cực với bề mặt TĐ ( Trên quả địa cầu, điểm cực B ở trên, điểm cực N ở dưới)
* Hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến:
- Kinh tuyến là các đường nối liền 2 điểm cực B và N, có độ dài bằng nhau
- Nếu mỗi KT cách nhau 10 thì trên quả Địa cầu sẽ có tất cả 360 đường kinh tuyến.
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin - uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn(Anh)
+ Những kinh tuyến nằm bên phải KT gốc là kinh tuyến Đông
+ Những kinh tuyến nằm bên trái KT gốc là kinh tuyến Tây
- Kinh tuyến gốc(00) và kinh tuyến 1800 chia TĐ thành 2 nửa cầu Đ và T nhưng KT gốc lại chia nước Anh ra thành 2 phần nên trên các bản đồ NCĐ và NCT người ta lấy các đường KT 200 T và 1600 Đ làm giới hạn.
- Vĩ tuyến là các vòng tròn vuông góc với các kinh tuyến, có độ dài nhỏ dần từ xích đạo về 2 cực.
- Nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 10 thì trên bề mặt quả Địa cầu tù cực Bắc đến cực Nam, có tất cả 191 vĩ tuyến.
- Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến lớn nhất hay là đường Xích đạo(00) nó chia quả Địa cầu ra NCB và BCN
+ Những vĩ tuyến từ Xích đạo đến cực B là vĩ tuyến B
+ Những vĩ tuyến từ Xích đạo đến cực N là vĩ tuyến N