BÀI 6 ĐO THỜI GIAN KHTN 6 sách Chân trời sáng tạo
Bằng cách tải về, các em học sinh có thể dễ dàng tiếp cận và thực hành các bài tập một cách linh hoạt và tiện lợi hơn. BÀI 6 ĐO THỜI GIAN KHTN 6 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp các bạn nắm vững kiến thức và đạt được điểm số cao trong kỳ thi sắp tới. Chúc các em thành công!
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC
- Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là giây (second), kí hiệu là s. Các ước số và bội số của đơn vị giây ta thường gặp là giờ (hour, h), phút (minute, min), ngày, tuần, tháng,...
- Để đo thời gian người ta dùng đồng hồ. Có nhiều loại đồng hồ khác nhau: Đồng hồ đeo tay, đồng hồ để bàn, đồng hồ treo tường, đồng hồ điện tử, đồng hồ bấm giây, đồng hồ cát, đồng hồ nước,…….
Khi sử dụng đổng hồ để đo thời gian của một hoạt động cần lưu ý:
- Hiệu chỉnh đồng hồ về vạch số 0 trước khi đo.
- Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt đồng hồ.
- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của đồng hồ.
Khi đo thời gian của các hoạt động chúng ta thực hiện như sau:
- Ước lượng thời gian của hoạt động đó;
- Chọn đổng hồ phù hợp;
- Hiệu chỉnh đồng hổ;
- Thực hiện phép đo;
- Đọc và ghi kết quả.
B. KIẾN THỨC MỞ RỘNG.
Quy đổi thời gian.
1 thế kỉ = 100 năm
1 năm = 12 tháng, 1 tháng = 365 ngày
1 năm nhuận = 366 ngày, 4 năm sẽ có 1 năm nhuận.
1 ngày = 24 giờ
1 giờ = 60 phút, 1 phút = 60 giây
C. BÀI TẬP
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là:
A. Tuần.
B. Ngày.
C. Giây.
D. Giờ.
Câu 2. Khi đo nhiều lần thời gian chuyển động của một viên bi trên mặt phẳng nghiêng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo?
A. Giá trị của lẩn đo cuối cùng.
B. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất,
C. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được.
D. Giá trị được lặp lại nhiều lẩn nhất.