Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ 2 môn Ngữ văn 8 Trường THCS Nguyễn Tất Thành

04/03/2024

Bắt đầu hành trình học tập mới với Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ 2 môn Ngữ văn 8 Trường THCS Nguyễn Tất Thành chất lượng! Mỗi câu hỏi đều được lựa chọn cẩn thận, giúp các bạn học sinh học tập một cách hiệu quả, xây dựng nền tảng kiến thức chắc chắn và tự tin hơn khi đối mặt với các thử thách trong quá trình học tập.

I/ PHÂN MÔN VĂN
* Yêu cầu:
1/ Văn bản thơ:
• Nắm được tên văn bản, tác giả, thể thơ.
• Học thuộc lòng các bài thơ, phân tích nội dung và nghệ thuật.
• Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình (vẻ đẹp tâm 
hồn của những nhà thơ cộng sản như Hồ Chí Minh, Tố Hữu; tâm tư tình 
cảm của những nhà thơ mới lãng mạn như Thế Lữ, Tế Hanh); vẻ đẹp của 
ngôn ngữ thơ ca, vai trò và tác dụng của các biện pháp tu từ trong các tác 
phẩm trữ tình.
2/ Văn bản nghị luận:
a. Phân biệt các thể loại: Chiếu - Hịch - Cáo -Tấu
• Giống nhau: Đều là thể văn chính luận → kết cấu chặt chẽ, lí lẽ, lập luận 
sắc bén, thường dùng lối văn biền ngẫu.
• Khác về mục đích:
• Chiếu là thể văn vua dùng ban bố mệnh lệnh.
• Hịch là thể văn vua chúa, tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết 
phục kêu gọi đấu tranh.
• Cáo là thể văn vua chúa, thủ lĩnh trình bày chủ trương hay công 
bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
• Tấu là thể văn do thần dân dâng gửi lên vua chúa.
• Khác về đối tượng sử dụng:
• Vua, chúa, bề trên dùng: chiếu, hịch, cáo.
• Quan lại, thần dân: dùng tấu, sớ, biểu.
b. Nắm được nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một số văn bản nghị luận.
• Về nội dung: thấy được tư tưởng yêu nước, tinh thần chống xâm lăng và 
lòng tự hào dân tộc của cha ông ta qua những áng văn chính luận nổi tiếng, 
từ những văn bản thời trung đại như “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn, 
“Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn 
Trãi,… đến văn bản thời hiện đại như “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc.
• Về hình thức nghệ thuật: Những nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức 
lập luận chặt chẽ, sắc sảo với giọng văn đanh thép, hùng hồn (Với các thể 
văn cổ như chiếu, hịch, cáo,… cần nắm được đặc điểm về hình thức như 
bố cục, câu văn biền ngẫu,.. đã giúp cho việc lập luận chặt chẽ và sáng tỏ 
như thế nào?)
c. Nắm được những nét chung và riêng của tinh thần yêu nước được thể hiện trong 
các văn bản “Chiếu dời đô” - Lí Công Uẩn, “Hịch tướng sĩ” -Trần Quốc Tuấn và 
“Nước Đại Việt ta” (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi

Nội dung đề thi

Luyện bài tập và đề thi thử sát với kiến thức trên lớp!!!