Đề thi giữa HK1 môn KHTN 6 năm học 2023-2024 Trường Hà Huy Tập

28/12/2023

Đề thi giữa HK1 môn KHTN 6 năm học 2023-2024 Trường Hà Huy Tập có đáp án và giải chi tiết được Hocaz.vn tổng hợp dành riêng cho học sinh lớp 6. Tài liệu này sẽ giúp học sinh luyện tập và làm các bài thi thử.

Để tiện lợi hơn trong việc luyện tập, học sinh có thể tải về bản PDF của tài liệu này một cách hoàn toàn miễn phí.

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm)
Câu 1. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên?
A. Sinh Hóa. B. Thiên văn. C. Lịch sử. D. Địa chất.
Câu 2. Nguyên tắc nào không phải là Quy định đảm bảo an toàn trong phòng thực hành?
A. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.
B. Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.
C. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.
D. Sau khi làm thí nghiệm, không cần thu gom chất thải, để lại nơi làm thí nghiệm, thực hành.
Câu 3. Cách sử dụng kính lúp cầm tay là
A. điều hỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng rồi quan sát.
B. đặt mặt kính lúp lên vật rồi quan sát.
C. để mặt kính gần mẫu vật quan sát, mắt nhìn vào mặt kính và điều chỉnh khoảng cách sao cho nhìn rõ vật.
D. đặt và cố định tiêu bản và quan sát. Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.
Câu 4. Biển báo trong hình dưới đây có ý nghĩa gì?
A. Cấm uống nước. B. Cấm lửa. C. Chất độc sinh học. D. Chất ăn mòn.
Câu 5. Chất chính có trong vật thể cái lốp xe đạp là
A. thủy tinh. B. cao su. C. sắt. D. nhựa.
Câu 6. Dãy nào sau đây chỉ gồm các vật thể hữu sinh (vật sống)?
A. Cây mía, con bò. B. Cái bàn, lọ hoa.
C. Con mèo, xe đạp. D. Cái bút, cây hoa hồng.
2
Câu 7. Sự sôi là
A. sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí diễn ra trong lỏng hoặc bề mặt chất lỏng.
B. sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
C. sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.
D. sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Câu 8. Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
A. Cho 1 viên vitamin C sủi vào cốc nước.
B. Cho 1 thìa đường vào cốc nước và khuấy đều.
C. Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần.
D. Mở nút chai rượu vang thì thấy hiện tượng sủi bọt.
Câu 9: Tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống vì
A. nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản.
B. nó có đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết.
C. nó có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau.
D. nó có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau.
Câu 10. Đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống gọi là
A. mô. B. tế bào. C. biểu bì. D. bào quan.
Câu 11. Loại tế bào dài nhất trong cơ thể sinh vật là
A. tế bào thần kinh. C. tế bào vi khuẩn.
B. tế bào lông hút (rễ). D. tế bào lá cây.
Câu 12. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào:
A. Các loại tế bào khác nhau đều có chung hình dạng và kích thước.
B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.
C. Các loại tế bào thường có hình dạng và kích thước khác nhau.
D. Các tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng.
Câu 13. Một con lợn con lúc mới đẻ được 0.8 kg. Sau 1 tháng nặng 3.0 kg. Theo em tại sao lại có sự tăng khối lượng như vậy?
A. Do tế bào tăng kích thước.
B. Do dự tăng lên về kích thước và số lượng các tế bào trong cơ thể.
C. Do tăng số lượng tế bào.
D. Do tế bào phân chia.
Câu 14. Thành phần nào giúp tế bào thực vật có khả năng quang hợp?
A. Màng tế bào. B. Không bào. C. Ti thể. D. Lục lạp.

Nội dung đề thi

Luyện bài tập và đề thi thử sát với kiến thức trên lớp!!!