Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Tam Dương
Hocaz.vn đã chuẩn bị sẵn sàng cho kì kiểm tra môn Sinh học sắp tới. Bài thi này được thiết kế chặt chẽ theo chương trình học trên lớp, giúp các em làm quen với các dạng câu hỏi phổ biến và nắm vững kiến thức trọng tâm đã học. Hãy tận dụng ngay bằng cách tải về Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Tam Dương PDF miễn phí nhé!
Câu 1:
Hoạt động nào là của enzim?
A. Xúc tác các phản ứng trao đổi chất
B. Tham gia vào thành phần của các chất tổng hợp được
C. Điều hoà các hoạt động sống của cơ thế
D. Cả 3 hoạt động trên
Câu 2:
Giảm phân là hình thức phân bào phổ biến của loại tế bào nào?
A. Tế bào sinh dưỡng
B. Tế bào sinh dục chín
C. Hợp tử
D. A và C đều đúng
Câu 3:
Các sản phẩm tạo ra trong chuỗi phản ứng sáng của quá trình quang hợp là gì?
A. ATP; NADPH; O2
B. C6H12O6; H2O; ATP
C. ATP; O2; C6H12O6; H2O
D. H2O; ATP; O2
Câu 4:
Phát biểu sau đây có nội dung đúng là gì?
A. Enzyme là một chất xúc tác sinh học
B. Enzyme được cấu tạo từ các đisaccrit
C. Enzyme sẽ lại biến đổi khi tham gia vào phản ứng
D. Ở động vật, enzyme do các tuyến nội tiết tiết ra
Câu 5:
Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm bao nhiêu pha?
A. 4 pha
B. 3 pha
C. 2 pha
D. 5 pha
Câu 6:
Nêu ý nghĩa của quá trình nguyên phân?
A. Là cơ chế di truyền các đặc tính ở các loài sinh sản vô tính
B. Duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong cùng một cơ thể
C. Nhờ nguyên phân mà cơ thể không ngừng lớn lên
D. Cả a, b và c
Câu 7:
Sự giống nhau giữa hô hấp và lên men là gì?
A. Đều là sự phân giải chất hữu cơ
B. Đều xảy ra trong môi trường có nhiều ô xi
C. Đều xảy ra trong môi trường có ít ô xi
D. Đều xảy ra trong môi trường không có ô xi
Câu 8:
Quá trình giảm phân có thể tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp các NST đó là do đâu?
A. xảy ra nhân đôi ADN
B. có thể xảy ra sự trao đổi chéo của các NST kép tương đồng ở kì đầu I
C. ở kì sau diễn ra sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng về hai cực của tế bào
D. cả B và C
Câu 9:
Để ức chế được sự sinh trưởng của vi sinh vật, các hợp chất kim loại nặng có cơ chế tác động như thế nào?
A. Sinh ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hóa mạnh
B. Ôxi hóa các thành phần tế bào
C. Gắn vào nhóm SH của prôtêin và làm chúng bất hoạt
D. Thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất
Câu 10:
Chu kỳ tế bào nào ở người có thời gian ngắn nhất?
A. Tế bào ruột
B. Tế bào gan
C. Tế bào phôi
D. Tế bào cơ
Câu 11:
Trường hợp nào KHÔNG làm enzyme mất chức năng sinh học?
A. Nồng độ cơ chất quá cao
B. Trung tâm hoạt động của enzyme bị biến đổi
C. Nhiệt độ môi trường hoạt động của enzyme quá cao
D. Độ pH của môi trường không phù hợp
Câu 12:
Nhận định nào đúng trong các nhận định sau đây:
A. Nhờ hoạt động của enzim lipaza do vi khuẩn tiết ra, xác thực vật được chuyển thành các dinh dưỡng trong đất
B. Quá trình sinh tổng hợp và quá trình phân giải ở vi sinh vật là 2 quá trình độc lập với nhau
C. Để phân giải được các phân tử lớn, vi sinh vật tiết enzim ra ngoài môi trường và tiến hành phân giải ngoại bào
D. Nhờ quá trình sinh tổng hợp diễn ra với tốc độ nhanh, vi sinh vật có thể kìm hãm sự phát triển của mình