Đề thi giữa Học kỳ 1 môn Sử lớp 10 Trường THPT Ngô Quyền- Hà Nội năm học 2023-2024
Nếu muốn điểm Sử được nâng cao nhanh chóng, hãy tải ngay bộ Đề thi giữa Học kỳ 1 môn Sử lớp 10 Trường THPT Ngô Quyền- Hà Nội năm học 2023-2024 mới nhất dưới đây để luyện tập nha!
Các em học sinh luyện tập và tải về bản PDF miễn phí ngay để đạt điểm cao trong kỳ thi giữa học kỳ 1 môn Sử năm 2023-2024 nhé! Chúc các em đạt kết quả tốt nhất!
Câu 1. Nguồn sử liệu thông qua lời nói, truyền khẩu được lưu truyền từ đời này qua đời khác hoặc
những lời kể của nhân chứng lịch sử là:
A. Sử liệu thành văn. B. Sử liệu hiện vật.
C. Sử liệu hình ảnh. D. Sử liệu lời nói – truyền khẩu.
Câu 2. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?
A. Cung cấp những thông tin về quá khứ để hiểu về cội nguồn của gia đình, dân tộc, nhân loại,...
B. Cung cấp những tri thức về sự phát triển của sinh giới.
C. Góp phần lưu truyền, tạo nên yếu tố cốt lõi của ý thức dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc.
D. Hiểu quá khứ để lí giải những vấn đề xảy ra trong hiện tại và dự đoán tương lai.
Câu 3. Thu thập sử liệu được hiểu là:
A. Quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng học
tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.
B. Công đoạn cuối cùng của nghiên cứu lịch sử.
C. Một khâu của quá trình giám định sử liệu.
D. Quá trình tập hợp, tìm kiếm tài liệu tham khảo về đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.
Câu 4. Mộc bản triểu Nguyễn chứa đựng những tri thức lịch sử thuộc dạng nào dưới đây?
A. Tri thức ẩn, thu được từ sự trải nghiệm thực tế thành kĩ năng của mỗi cá nhân.
B. Tri thức hiện, đã được hiểu biết, nhận thức, thường được thể hiện cụ thể qua văn bản.
C. Tri thức ẩn, đã được hiểu biết, nhận thức, thường được thể hiện cụ thể qua văn bản.
D. Trí thức hiện, thu được từ sự trải nghiệm thực tế thành kĩnăng của mỗi cá nhân.
Câu 5. Du lịch có vai trò gì đối với bảo tồn di tích lịch sử văn hóa?
A. Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng.
B. Kết nối và nâng cao vị thế của ngành Khảo cổ học.
C. Mang lại nguồn lực đặc biệt to lớn cho việc bảo tồn di tích lịch sử văn hóa.
D. Cung cấp chiến lược của ngành để Sử học đưa ra kế hoạch phát triển bền vững.
Câu 6. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn quần chúng nhân dân,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,
đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là:
A. Hiện thực lịch sử. B. Nhận thức lịch sử.
C. Đối tượng lịch sử. D. Khoa học lịch sử.
Câu 7. Ngày 24/11/2005, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ra quyết định lấy ngày 23/11 hằng năm
là Ngày Di sản Việt Nam. Quyết định đã xác định yêu cầu gì?
A. Tuyên truyền rộng rãi các di sản văn hóa ra thế giới.
B. Tôn vinh những người làm việc trong lĩnh vực văn hóa di sản.
C. Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm của toàn dân trong
việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.
D. Đáp án khác.
Mã đề 101 Trang 2/4
Câu 8. Ý nào dưới đây không thuộc chức năng của Sử học?
A. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
B. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.
C. Rút ra bản chất của các quá trình lịch sử, phát hiện quy luật vận động và phát triển của chúng.
D. Giáo dục tình yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
Câu 9. Những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học
tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm được gọi là
A. Phương pháp lịch sử. B. hiện thực lịch sử.
C. Tiến trình lịch sử. D. Tri thức lịch sử.
Câu 10. Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch sử?
A. Tham quan, điên dã. B. Học trên lớp.
C. Xem phim tài liệu, lịch sử. D. Học trong phòng thí nghiệm