KIỂM TRA MÔN SINH HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022 UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU
Các bạn học sinh lớp 9 đã chuẩn bị kĩ càng cho kì thi môn Sinh học sắp tới chưa? Nếu còn đang chưa biết cách ôn tập sao cho hiệu quả, thì tải ngay KIỂM TRA MÔN SINH HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022 UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU miễn phí của hocaz.vn ngay nhé! Đề thi bám sát chương trình học trên lớp, giúp các em làm quen với các dạng câu hỏi thường gặp và các nội dung quan trọng có khả năng xuất hiện trong đề kiểm tra sắp tới của các em.
I. Trắc nghiệm (3 điểm): Em hãy chọn đáp án đúng nhất: (0.5đ/câu)
Câu 1: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi:
A. Chúng là nơi ở của các sinh vật khác.
B. Các sinh vật khác có thể đến lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể chúng.
C. Cơ thể chúng là nơi sinh sản của các sinh vật khác.
D. Cơ thể chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác.
Câu 2: Tài nguyên dưới đây có giá trị vô tận là:
A. Dầu mỏ, than đá và khí đốt.
B. Tài nguyên khoáng sản
C. Năng lượng mặt trời
D. Cây rừng và thú rừng.
Câu 3: Cho các tài nguyên sau: dầu lửa, than đá, năng lượng gió, tài nguyên đất, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, tài nguyên nước. Số tài nguyên thuộc dạng tài nguyên không tái sinh là:
A. 2 B. 3 C.4 D.5
Câu 4: Nhận định nào sai trong các nhận định sau?
A. Rừng là lá phổi xanh của Trái Đất.
B. Tài nguyên rừng là tài nguyên không tái sinh.
C. Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác.
D. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng là phải kết hợp giữa khai thác có mức độ tài nguyên rừng với bảo vệ và trồng rừng.
Câu 5. Nhận định nào sau đây sai về tài nguyên nước?
A. Tài nguyên nước nếu không được sử dụng hợp lí sẽ bị ô nhiễm và cạn kiệt .
B. Tài nguyên nước thuộc dạng tài nguyên tái sinh nên sẽ không bị cạn kiệ.
C. Tài nguyên nước tái sinh theo chu trình nước.
D. Trồng rừng có tác dụng bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
Câu 6. Biện pháp chủ yếu và cần thiết đối với vùng đất trống, đồi trọc thì là gì?
A. Trồng cây gây rừng.
B. Chăn thả gia súc
C. Xây nhà ở.
D. Cày xới trồng lương thực.
II. Tự luận
Câu 1 (1.5 điểm). Xác định sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật sau thuộc quan hệ sinh thái nào?
1. Chim kền hền ăn lại thịt thừa của hổ lại.
2. Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của rễ câu lạc.
3. Gà để trứng ra và ăn luôn trứng của nó.
4. Các cây thông sống gần nhau có hiện tượng liền rễ.
5. Cây tầm gửi xống trên cây mít.
6. Hổ và sói cùng săn một con mồi.
Câu 2 (1,5 điểm). Thế nào là một quần xã sinh vật? Lấy 2 ví dụ minh họa.
Câu 3 (1,5 đ)
Trong một vùng đầm nước gồm nhiều quần thể sinh vật cùng sinh sống. Trong đó: rong là thức ăn của các loài cá nhỏ, lúa là thức ăn của châu chấu. Cá nhỏ, châu chấu trở thành mồi của ếch. Cá ăn thịt có kích thước lớn, chúng thường ăn cá nhỏ, châu chấu và cả ếch. Ở đây, có rắn là loài ưu thế nhất chúng ăn ếch và cá ăn thịt.
a.- Hãy vẽ sơ đồ thể hiện lưới thức ăn trong ao trên? (1đ)
b.- Giải thích hiện tượng khi loại bỏ hết rong, lúa trong quần xã trên? (0.5đ)
Câu 4:
(2.0đ) a.Em hãy nêu các biện pháp con người cần làm để bảo vệ tài nguyên sinh vật ?
(0.5đ) b. Hằng và Nga là đôi bạn thân. Một hôm Hằng nói với Nga! Nhà bọn mình đều ở gần sông, cớ gì nhà bạn hàng tháng phải mất 50.000đ phí đổ rác? Cứ như nhà mình vứt xuống sông là xong.
Nếu là Nga em sẽ làm gì?