Bài 7 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ YẾU TỐ XÚC TÁC KHTN 8 sách Cánh diều

20/12/2023

Để tiện lợi hơn trong việc luyện tập, học sinh có thể tải về bản PDF của Bài 7 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ YẾU TỐ XÚC TÁC KHTN 8 sách Cánh diều một cách hoàn toàn miễn phí. Bằng cách tải về, các em có thể dễ dàng tiếp cận và thực hành các bài tập một cách linh hoạt và tiện lợi.

Chúng tôi mong rằng tài liệu Bài 7 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ YẾU TỐ XÚC TÁC KHTN 8 sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức và đạt được điểm số cao trong kỳ thi sắp tới. Chúc các em thành công!

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I - Khái niệm tốc độ phản ứng
- Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trứng cho sự nhanh, chậm của phản ứng hoá học.
- Trong một phản ứng, để xác định tốc độ của phản ứng, ta có thể đo sự thay đổi của thể tích chất khí, khối lượng chất rắn hoặc nồng độ chất tan trong một khoảng thời gian.
II - Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
- Tốc độ của phản ứng hoá học phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ, nồng độ, diện tích bề mặt tiếp xúc của các chất tham gia phản ứng,...
- Khi tăng nồng độ, nhiệt độ hoặc diện tích bề mặt tiếp xúc của chất tham gia phản ứng, tốc độ phản ứng tăng lên.
- Có thể dùng chất xúc tác để tăng tốc độ phản ứng.
SƠ ĐỒ PHẢN ỨNG
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của một phản ứng hoá học người ta dùng đại lượng nào sau đây ?
A. Độ tăng khối lượng sản phẩm.
B. Tốc độ phản ứng.
C. Độ tăng khối lượng chất tham gia phản ứng
D. Thể tích chất tham gia phản ứng.
Câu 2. Đại lượng đặc trưng cho đô biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian gọi là
A. tốc độ phản ứng.
B. cân bằng hoá học.
C. tốc độ tức thời.
D. quá trình hoá học.
Câu 3. Trường hợp nào sau đây có yếu tố làm giảm tốc độ phản ứng ?
A. Đưa Sulfur đang cháy ngoài không khí vào bình chứa khí oxygen.
B. Quạt bếp than đang cháy.
C. Thay hạt aluminium bằng bột aluminium để cho tác dụng với dung dịch HCl.
D. Dùng dung dịch loãng các chất tham gia phản ứng.
Câu 4. Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí Oxygen từ muối potassium chloride. Người ta sử dụng cách nào sau đây nhằm mục đích tăng tốc độ phản ứng ?
A. Nung potassium chloride tinh thể ở nhiệt độ cao.
B. Nung hỗn hợp potassium chloride tinh thể và mangan dioxide ở nhiệt độ cao.

Nội dung đề thi

Luyện bài tập và đề thi thử sát với kiến thức trên lớp!!!