Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Địa lí 11 trường THPT Trưng Vương-Vĩnh Long năm học 2020-2021
Cùng đạt điểm cao môn Địa lí trong kì thi sắp tới cùng hocaz.vn bằng cách tải ngay Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Địa lí 11 trường THPT Trưng Vương-Vĩnh Long năm học 2020-2021 để ôn tập nhé! Đề thi được tổng hợp và biên soạn chi tiết, nội dung theo sát chương trình học trên lớp của các em. Do đó, hãy yên tâm tải về đề kiểm tra hoàn toàn miễn phí để ôn tập ngay hôm nay!
Câu 1: Kiểu địa hình chủ yếu ở đồng bằng Tây Xibia là
A. đầm lầy.
B. vùng trũng.
C. đồng bằng xen lẫn nhiều núi sót.
D. tất cả các dạng địa hình trên.
Câu 2: Cho bảng số liệu:Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện GDP của LB Nga giai đoạn 1990 - 2015 là
A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ kết hợp.
C. Biểu đồ miền.
D. Biểu đồ cột.
Câu 3: Liên Bang Nga không phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới như Việt Nam vì
A. khác biệt về khí hậu.
B. sông ngòi ít.
C. đất nông nghiệp ít.
D. chịu nhiều thiên tai.
Câu 4: Liên bang Nga có nhiều sông lớn, nhưng sông nào được coi là biểu tượng của nước Nga và có giá trị nhiều mặt
A. sông Lena.
B. sông Obi.
C. sông Vol ga.
D. sông Yenissei.
Câu 5: Khu vực Đông Nam Á biển đảo, thường có động đất và núi lửa hoạt động mạnh là do
A. nằm trong vòng cung lửa Thái Bình Dương.
B. nằm trong vành đai sinh khoáng.
C. có nhiều đảo và quần đảo khác.
D. có biển bao quanh.
Câu 6: Yếu tố chính trong chiến lược phát triển nông nghiệp của Nhật Bản là
A. Thâm canh và áp dụng công nghệ hiện đại.
B. Mở rộng diện tích đất sản xuất.
C. Giảm sản lượng lương thực, tăng chăn nuôi.
D. Thay đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi.
Câu 7: Để xây dựng công nghiệp, hầu hết các nước Đông Nam Á thực hiện chiến lược tích lũy vốn từ
A. nông nghiệp.
B. viện trợ ODA.
C. dịch vụ.
D. FDI của nước ngoài.
Câu 8: Tại sao vai trò nông nghiệp trong nền kinh tế Nhật Bản không lớn?
A. Do nông nghiệp không phải là ngành truyền thống.
B. Do không chú trọng phát triển nông nghiệp.
C. Do thiếu nguồn lao động trong xuất khẩu.
D. Do diện tích đất nông nghiệp quá ít.
Câu 9: Mục đích chính của việc đầu tư ra nước ngoài của các công ty Nhật Bản là
A. vì thiếu nguồn lao động trầm trọng.
B. tranh thủ nguồn tài nguyên, sức lao động và thị trường tại chỗ.
C. mở rộng ảnh hưởng về chính trị và tăng cường thế lực.
D. vì thiếu tài nguyên, nhân lực trình độ thấp.