Đề kiểm tra cuối kì II môn Sinh học năm học 2023-2024 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NAM Mã đề A
28/12/2023
Đề kiểm tra cuối kì II môn Sinh học 9 năm học 2023-2024 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NAM có cấu trúc gồm các phần sau:
- Phần trắc nghiệm: Đây là phần yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng từ nhiều lựa chọn đã cho. Các câu hỏi có thể liên quan đến định nghĩa, tính chất, quy tắc và ví dụ về các khái niệm Sinh học.
- Phần tự luận: Đây là phần yêu cầu học sinh trình bày kiến thức của mình bằng cách trả lời câu hỏi, giải thích các quy trình Sinh học hoặc giải quyết các bài tập liên quan đến các chủ đề trong môn Sinh học.
- I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm)
Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và ghi vào giấy thi. Ví dụ 1A, 2B,...
Câu 1. Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất khi lai giữa
A. hai dòng thuần có kiểu gen giống nhau.
B. hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
C. hai dòng có kiểu gen dị hợp giống nhau.
D. một dòng thuần với một dòng có kiểu gen dị hợp.
Câu 2. Trong chăn nuôi, người ta dùng phương pháp chủ yếu nào sau đây để tạo ưu thế lai?
A. Lai kinh tế. B. Lai phân tích. C. Lai khác giống. D. Giao phối gần.
Câu 3. Một số loài thực vật (đậu Hà Lan, cà chua, …) không bị thoái hóa khi tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen
A. đồng hợp không gây hại cho chúng. B. dị hợp không gây hại cho chúng.
C. dị hợp không phân li trong giảm phân. D. đồng hợp gây hại cho chúng.
Câu 4. Cá rô phi ở Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 50C đến 420C. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. 420C là giới hạn trên. B. 50C là giới hạn trên.
C. 420C là điểm gây chết. D. 50C là điểm gây chết.
Câu 5. Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật là đặc điểm của mối quan hệ nào sau đây?
A. Cạnh tranh. B. Kí sinh. C. Cộng sinh. D. Hội sinh.
Câu 6. Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Chúng sống được nhờ hút máu trâu, bò. Đây là ví dụ về mối quan hệ sinh thái nào?
A. Cạnh tranh. B. Kí sinh. C. Cộng sinh. D. Hội sinh.
Câu 7. Căn cứ vào khả năng thích nghi của thực vật với độ ẩm khác nhau, người ta chia thực vật thành các nhóm nào sau đây?
A. Thực vật ưa ẩm và thực vật ưa khô. B. Thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng.
C. Thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn. D. Thực vật ưa sáng và thực vật chịu hạn.
Câu 8. Chim én bay về phương Bắc khi mùa xuân tới là tập tính được hình thành do ảnh hưởng chủ yếu của nhân tố sinh thái nào?
A. Ánh sáng. B. Nước. C. Độ ẩm. D. Nhiệt độ.
Câu 9. Tập hợp các cá thể nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Các cây cỏ trên cánh đồng lúa ở Quế Xuân, Quế Sơn.
B. Các con voi trong vườn bách thú tại công viên Thủ Lệ, Hà Nội.
C. Rừng cây thông năm lá phân bố tại Đà Lạt, Lâm Đồng.
D. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau.
Câu 10. Quần xã sinh vật có những đặc điểm cơ bản về
A. thành phần loài và thành phần nhóm tuổi. B. số lượng và thành phần các loài sinh vật.
C. số lượng loài và mật độ quần thể. D. mật độ quần thể và tỉ lệ giới tính.
Nội dung đề thi