ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 năm học 2023-2024 ĐỀ SỐ 1
Chúng tôi hi vọng rằng tài liệu ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 năm học 2023-2024 ĐỀ SỐ 1 sẽ giúp các bạn nắm vững kiến thức và đạt được điểm số cao trong kỳ thi sắp tới. Chúc các em thành công!
I. MA TRẬN
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa kì 1 khi kết thúc nội dung chương 2: Phân tử - liên kết hóa học
- Thời gian làm bài: 90 phút
- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận)
- Cấu trúc:
- Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao
- Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 2 câu, vận dụng: 2 câu) mỗi câu 0,25 điểm
- Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 2,5 điểm; Vận dụng: 1,5 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm)
- Nội dung mở đầu học kì 1: 15% (1,5 điểm; Mở đầu: 5 tiết)
- Nội dung Chủ đề 1 học kì 1: 50% (5 điểm; Chủ đề 1: 16 tiết)
- Nội dung Chủ đề 2 học kì 1: 35% (3,5 điểm; Chủ đề 2: 11 tiết)
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm). Lựa chọn 1 phương án đúng cho mỗi câu
Câu 1 (NB): Khẳng định nào dưới đây là không đúng?
A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên.
B. Dự báo là kĩ năng không cần thiết của người làm nghiên cứu.
Dự báo là dự đoán kĩ năng điều gì xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức, suy luận của con người, .... về các sự vật, hiện tượng.
D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.
Câu 2 (NB): "Trên cơ sở các số liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng" đó là kĩ năng nào?
A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết tri thức.
C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo.
Câu 3 (NB). Cấu tạo của nguyên tử gồm
A. hạt nhân và vỏ electron. B. proton và nơtron.
C. proton và electron D. nơtron và electron.
Câu 4 (NB). Một nguyên tử có 11 proton, 12 nơtron. Khối lượng nguyên tử sấp xỉ bằng
A. 11 amu. B. 12 amu. C. 22 amu. D. 23 amu.
Câu 5 (NB). Có 3 nguyên tử A (8 proton), B (9 proton), C (8 proton). Vậy có tất cả bao nhiêu nguyên tố hóa học?
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 6 (NB). Nguyên tố Canxi có kí hiệu hóa học là
A. C B. Ca C. Ci D. Cx
Câu 7 (NB). Một phân tử nước chứa hai nguyên tử hydrogen và một oxygen, nước là
A. một hợp chất. B. một đơn chất.
C. một hỗn hợp. D. một nguyên tổ hoá học.
Câu 8 (NB). Phân tử
A. là hạt vô cùng nhỏ bé và trung hòa về điện
B. là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
C. gồm tập hợp các nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân
D. do một loại nguyên tố hóa học tạo nên
Câu 9 (NB). Trong hợp chất, nguyên tố Oxygen có hóa trị là bao nhiêu?
A. IV B. III C. II D. I
Câu 10 (NB). Một phân tử của hợp chất carbon dioxide chứa một nguyên tử carbon và hai nguyên tử oxygen. Còng thức hoá học của hợp chất carbon dioxide là
A. CO2. B. C2O. C. CO2. D. Co2.
Câu 11 (NB). Trong hợp chất H2S (biết S có hóa trị II), kết luận nào sau đây đúng?
A. Tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố H lớn hơn tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố S.
B. Tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố H nhỏ hơn tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố S.
C. Tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố H bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố S.
Câu 12 (NB). Trong hợp chất P2O5 thì nguyên tố P có hóa trị là