Đề thi giữa HK1 môn KHTN 8 năm học 2023-2024 Trường THCS Phạm Văn Đồng
Đề thi giữa HK1 môn KHTN 8 năm học 2023-2024 Trường THCS Phạm Văn Đồng bao gồm các chủ đề đã được học trong giai đoạn đầu năm học. Các chủ đề chính thường liên quan đến các lĩnh vực như Vật lý, Hóa học và Sinh học. Chúng tôi mong rằng tài liệu này sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức và đạt được điểm số cao trong kỳ thi sắp tới.
Câu 1:
Một chiếc đinh sắt để lâu ngày ngoài không khí thì bị gỉ. Khối lượng của đinh sắt thay đổi như thể nào so với khối lượng của chiếc đinh ban đầu?
o A. Giảm.
o B. Không thay đổi.
o C. Không xác định được.
o D. Tăng.
• Câu 2:
Quá trình nào sau đây là biến đổi hóa học?
o A. Đốt cháy cồn trong đĩa.
o B. Hơ nóng chiếc thìa inox.
o C. Hoà tan muối ăn vào nước.
o D. Lọ nước hoa mở nắp bị bay hơi.
• Câu 3:
Phản ứng hóa học xảy ra khi
o A. đun nóng đến nhiệt độ nào đó.
o B. các chất tham gia tiếp xúc với nhau, tùy mỗi phản ứng có thể cần đun nóng hoặc thêm chất xúc tác phù hợp.
o C. các chất tham gia tiếp xúc với nhau.
o D. có mặt chất xúc tác.
• Câu 4:
Khi đốt dây sắt trong không khí, sắt phản ứng cháy với oxygen theo phương trình:
3Fe + 2O2 ⟶ Fe3O4
Thể tích khí O2 (đkc) cần dùng để phản ứng hoàn toàn với 16,8 gam Fe là
o A. 2,479 lít.
o B. 1,2395 lít.
o C. 0,12395 lít.
o D. 4,958 lít.
• Câu 5:
Số mol của 42 gam Fe; 16 gam Cu lần lượt là:
o A. 0,5 mol; 0,5 mol.
o B. 0,75 mol; 0,25 mol.
o C. 1,5 mol; 0,5 mol
o D. 0,25 mol; 0,25 mol.
• Câu 6:
Phương trình hoá học cho biết chính xác
o A. số nguyên tử, phân tử các chất tham gia phản ứng.
o B. tỉ lệ số phân tử (nguyên tử) của các chất trong phản ứng.
o C. khối lượng của các chất phản ứng.
o D. số mol của các chất tham gia phản ứng.
• Câu 7:
Khối lượng của NaCl trong 20g dung dịch NaCl 10% là
o A. 1 g.
o B. 2 g.
o C. 3 g.
o D. 4 g.
• Câu 8:
Khi hòa tan muối NaCl vào nước thì
o A. Nước là chất tan.
o B. Nước là dung dịch.
o C. NaCl là chất tan.
o D. NaCl là dung môi.
• Câu 9:
Cho 2,4 gam Mg vào dung dịch chứa 0,3 mol HCl. Tính thể tích khí H2 thu được ở điều kiện chuẩn. Biết PTHH: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑.
o A. 2,479 lít.
o B. 3,718 lít.
o C. 4,958 lít.
o D. 7,437 lít.
• Câu 10:
Nhận định nào dưới đây đúng về acid?
o A. Acid là những hợp chất có nguyên tử hydrogen trong phân tử.
o B. Acid làm hóa đỏ quỳ tím.
o C. Trong phân tử acid không có nguyên tử oxygen.
o D. Quỳ tím không thể làm chỉ thị để nhận ra dung dịch acid.
• Câu 11:
Nồng độ mol của 0,05 mol KCl có trong 200 ml dung dịch là:
o A. 0,25M.
o B. 0,3M.
o C. 0,2M.
o D. 0,1M.
• Câu 12:
Khi tăng nồng độ chất tham gia, thì
o A. tốc độ phản ứng tăng.
o B. tốc độ phản ứng giảm.
o C. không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
o D. có thể tăng hoặc giảm tốc độ phản ứng.
• Câu 13:
Nước ép cà chua có vị chua nhẹ, khi nhúng mẩu quỳ tím vào cốc nước này thì quỳ tím hóa đỏ do
o A. nước ép cà chua có màu đỏ nên làm quỳ tím bị nhiễm màu đỏ.
o B. nước ép cà chua có tính acid nên làm quỳ tím chuyển đỏ.
o C. nước ép cà chua có tính base nên làm quỳ tím chuyển đỏ.
o D. nước ép cà chua có môi trường trung tính nên làm quỳ tím chuyển đỏ.
• Câu 14:
Cho các acid sau: HBr, HCl, HNO3, H2SO4, HCOOH, CH3COOH. Số acid được sử dụng trong công nghiệp sản xuất chất dẻo là
o A. 1
o B. 2
o C. 3
o D. 4
• Câu 15:
Các chất nào sau đây tan được trong nước?
o A. NaCl, AgCl.
o B. HNO3, H2SiO3.
o C. CuO, AlPO4.
o D. NaOH, Ba(OH)2.