Đề thi giữa học kì 2 môn Hoá 10 CTST năm 2022-2023 trường THPT Nguyễn Khuyến
Việc thực hiện các bài thi thử không chỉ giúp học sinh hệ thống kiến thức và nhớ lâu hơn, mà còn giúp các em làm quen với định dạng đề thi và xây dựng phương pháp làm bài hiệu quả. Đừng để thời gian trôi qua mà bạn chưa chuẩn bị kỹ lưỡng cho kì thi quan trọng này! Tải ngay Đề thi giữa học kì 2 môn Hoá 10 CTST năm 2022-2023 trường THPT Nguyễn Khuyến PDF miễn phí của hocaz.vn để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới nhé!
âu 1:
Trong phản ứng oxi hoá – khử, chất nhường electron được gọi là
A. chất khử.
B. chất oxi hoá.
C. acid.
D. base.
Câu 2:
Trong hợp chất H2S, số oxi hóa của sulfur (lưu huỳnh) là
A. +2.
B. +3.
C. +5.
D. -2.
Câu 3:
Nhận xét nào sau đây về số oxi hoá là không đúng?
A. Số oxi hoá của một nguyên tử nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó với giả định đây là hợp chất ion.
B. Số oxi hoá của nguyên tử nguyên tố trong đơn chất bằng 0.
C. Số oxi hoá của oxygen luôn là -2.
D. Số oxi hoá của các kim loại kiềm trong hợp chất luôn là +1.
Câu 4:
Số oxi hóa của nitrogen trong NO3- là
A. +6.
B. +5.
C. +4.
D. +3.
Câu 5:
Cho phản ứng: SO2 + Br2 + H2O → HBr + H2SO4. Trong phản ứng trên, vai trò của
Br2
A. là chất oxi hóa
B. là chất khử.
C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường.
D. vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.
Câu 6:
Số oxi hoá của Al trong NaAlH4 là
A. +2.
B. +3.
C. -3.
D. +5.
Câu 7:
Chlorine vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử trong phản ứng
nào sau đây?
A. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
B. H2 + Cl2 → 2HCl
C. 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
D. KOH + Cl2 → KCl + KClO + H2O
Câu 8:
Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng oxi hoá – khử là
A. Ca(OH)2 + CuCl2 → Cu(OH)2↓ + CaCl2
B. Ca + Cl2 → CaCl2.
C. 3CaCl2 + 2K3PO4 → Ca3(PO4)2 + 6KCl.
D. CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O.
Câu 9:
Nhóm nào sau đây gồm các chất vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử?
A. Cl2, Al.
B. K, FeO.
C. H2SO4, F2.
D. SO2, FeO.
Câu 10:
Trong phản ứng tạo thành magnesium chloride từ đơn chất: Mg + Cl2 → MgCl2.
Kết luận nào sau đây đúng?
A. Mỗi nguyên tử magnesium nhận 2e.
B. Mỗi nguyên tử chlorine nhận 2e.
C. Mỗi phân tử chlorine nhường 2e.
D. Mỗi nguyên tử magnesium nhường 2e.
Câu 11:
Cho phản ứng: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Trong phản ứng này có bao
nhiêu phân tử HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa?
A. 1.
B. 4.
C. 8.
D. 10.
Câu 12:
Copper(II) oxide (CuO) bị khử bởi ammonia (NH3) theo phản ứng sau: