Lý thuyết và bài tập tự luyện về mệnh đề lớp 10
Khám phá cùng Hocaz.vn Tài Liệu Lý thuyết và bài tập tự luyện về mệnh đề lớp 10 - một trong số kho tài nguyên tài liệu học tập đa dạng, mang lại kiến thức chi tiết để giúp bạn tự tin và vững vàng hơn khi làm bài kiểm tra.
- 1. MỆNH ĐỀ VÀ MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN
- TÓM TẮT SÁCH GIÁO KHOA
- Định nghĩa:
Mệnh đề là một câu khẳng định Đúng hoặc Sai.
Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai.
- Mệnh đề phủ định:
- Mệnh đề kéo theo và mệnh đề đảo:
Cho hai mệnh đề P và Q. Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo.
Kí hiệu là P Q. Khi đó mệnh đề Q P được gọi là mệnh đề đảo của P Q.
- Mệnh đề tương đương:
Cho hai mệnh đề P và Q. Mệnh đề “P nếu và chỉ nếu Q” được gọi là mệnh đề tương đương.
Kí hiệu là P Q.
Mệnh đề P Q đúng khi cả hai mệnh đề P Q và Q P cùng đúng.
Chú ý: “Tương đương còn được gọi bằng các thuật ngữ khác như “điều kiện cần và đủ”, “khi và chỉ khi”, “nếu và chỉ nếu”.
- Mệnh đề chứa biến:
Mệnh đề chứa biến là một câu khẳng định chứa biến nhận giá trị trong một tập X nào đó mà với mỗi giá trị của biến thuộc X ta được một mệnh đề.
Câu: P (n): “n chia hết cho 5” với n là số tự nhiên.
P (x; y): “2x + y = 5” với x, y là số thực.
- CÁC DẠNG TOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI:
DẠNG TOÁN 1: XÁC ĐỊNH MỆNH ĐỀ VÀ MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN
Phương pháp: Muốn xác định được một mệnh đề ta áp dụng định nghĩa sau:
- Mệnh đề:
Mệnh đề là một câu khẳng định Đúng hoặc Sai.
Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai.
- Mệnh đề chứa biến:
Mệnh đề chứa biến là một câu khẳng định chứa biến nhận giá trị trong một tập X nào đó mà với mỗi giá trị của biến thuộc X ta được một mệnh đề.
DẠNG TOÁN 2: XÉT TÍNH ĐÚNG-SAI CỦA MỘT MỆNH ĐỀ
Phương pháp: Một câu khẳng định đúng là mệnh đề đúng, một câu khẳng định sai là mệnh đề sai.
DẠNG TOÁN 3: PHỦ ĐỊNH MỘT MỆNH ĐỀ.
Các phép toán mệnh đề được sử dụng nhằm mục đích kết nối các mệnh lại với nhau tạo ra một mệnh đề mới. Một số các mệnh đề toán là: Mệnh đề phủ định (phép phủ định), mệnh đề kéo theo (phép kéo theo), mệnh đề ảo, mệnh đề tương đương (phép tương đương).
- Mệnh đề phủ định:
Cho mệnh đề P. Mệnh đề “Không phải P” gọi là mệnh đề phủ định của P.
Kí hiệu là . Nếu P đúng thì sai, nếu P sai thì đúng.
- 2. Các kí hiệu và mệnh đề phủ định của mệnh đề có chứa kí hiệu .
Kí hiệu : đọc là với mọi; : đọc là tồn tại.
Phủ định của mệnh đề “ ” là mệnh đề “ ”
Phủ định của mệnh đề “ ” là mệnh đề “ ”
DẠNG TOÁN 4: MỆNH ĐỀ KÉO THEO, MỆNH ĐỀ ĐẢO, MỆNH ĐỀ TƯƠNG ĐƯƠNG.
- Mệnh đề kéo theo và mệnh đề đảo:
Cho hai mệnh đề P và Q. Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo.
Kí hiệu là P Q. Khi đó mệnh đề Q P được gọi là mệnh đề đảo của P Q.
- Mệnh đề tương đương:
Cho hai mệnh đề P và Q. Mệnh đề “P nếu và chỉ nếu Q” được gọi là mệnh đề tương đương.
Kí hiệu là P Q.
Mệnh đề P Q đúng khi cả hai mệnh đề P Q và Q P cùng đúng.
Chú ý: “Tương đương còn được gọi bằng các thuật ngữ khác như “điều kiện cần và đủ”, “khi và chỉ khi”, “nếu và chỉ nếu”.