Tổng hợp lý thuyết, bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận về một số yếu tố trong thống kê và xác suất lớp 8
Học AZ là địa chỉ đáng tin cậy dành cho các bạn học sinh đang tìm kiếm tài liệu học tập chất lượng! Tài liệu Tổng hợp lý thuyết, bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận về một số yếu tố trong thống kê và xác suất lớp 8 là một trong kho tàng tài liệu khổng lồ của hocaz.vn! Đừng chần chừ, hãy tải về Tổng hợp lý thuyết, bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận về một số yếu tố trong thống kê và xác suất lớp 8 ngay!
Một số yếu tố trong thống kê
- Thu thập dữ liệu.
- Có nhiều cách để thu thập dữ liệu, như: thu thập từ những nguồn có sẵn, phỏng vấn, lập phiếu câu hỏi, quan sát, làm thí nghiệm,…
Ví dụ:
- Phân loại dữ liệu
- Có những dữ liệu thống kê là số (số liệu), những dữ liệu này còn gọi là dữ liệu định lượng.
- Có những dữ liệu thống kê không phải là số, những dữ liệu này còn gọi là dữ liệu định tính.
- Dữ liệu định lượng được biểu diễn bằng số thực, được chia thành hai loại:
- Loại rời rạc (VD: cỡ giày, số học sinh, số ngày công, số vật nuôi,…)
- Loại liên tục (VD: chiều dài, khối lượng, thu thập, thời gian,…)
- Dữ liệu định tính được biểu diễn bằng từ, chữ cái, kí hiệu,…., được phân thành hai loại:
- Dữ liệu định danh (VD: giới tính, màu sắc, nơi ở, nơi sinh, …)
- Dữ liệu biểu diễn thứ bậc (VD: mức độ hài lòng, trình độ tay nghề, khối lớp, …)
- Việc phân loại dữ liệu thống kê phụ thuộc vào những tiêu chí đưa ra, hay nói cách khác, phụ thuộc vào mục đích phân loại.
- Tính hợp lí của dữ liệu.
- Để đánh giá tính hợp lí của dữ liệu, ta cần đưa ra các tiêu chí đánh giá, chẳng hạn như dữ liệu phải:
- Đúng định dạng.
- Nằm trong phạm vi dự kiến.
- Phải có tính đại diện đối với vấn đề cần thống kê.
- Để đánh giá tính hợp lí của dữ liệu, ta có thể dựa vào mối liên hệ toán học đơn giản giữa các số liệu.
- Để đảm bảo tính hợp lí, dữ liệu cần phải đáp ứng đúng các tiêu chí toán học đơn giản như:
- Tổng tất cả các số liệu thành phần phải bằng số liệu của toàn thể.
Số lượng của bộ phận phải nhỏ hơn số lượng của toàn thể.
- Em hãy đề xuất phương pháp thu thập dữ liệu cho các vấn đề sau:
a/ Sản lượng gạo và cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong bốn năm gần nhất.
b/ Ý kiến của học sinh khối 8 về chất lượng bữa ăn bán trú.
- Sử dụng phương pháp thích hợp để thu thập dữ liệu và lập bảng thống kê dân số các tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
- Em hãy đề xuất phương pháp thu thập dữ liệu và lí giải về việc lấy ý kiến học sinh lớp em đối với các tiết mục văn nghệ dự thi “Giai điệu tuổi hồng” của lớp.
- Thông tin về 5 bạn học sinh trong câu lạc bộ cầu lông của trường Trung học cơ sở Quang Trung tham gia giải đấu của tinh được cho bởi bảng thống kê sau:
- Cho các loại dữ liệu sau đây:
+ Môn thể thao yêu thích của một số bạn học sinh lớp 8C: bóng đá, cầu lông, bóng chuyền,..
+ Chiều cao (tính theo cm) của một số bạn học sinh lớp 8C: 152,7; 148,5; 160,2; ...
+ Xếp loại học tập của một số bạn học sinh lớp 8C: tốt, chưa đạt, đạt, khá, ...
+ Điểm kiểm tra môn Toán của một số bạn học sinh lớp 8C: 5; 10; 8; 4; ...
+ Trình độ tay nghề của các công nhân trong phân xưởng A gồm các bậc: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7.
a/ Tìm dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng trong các dữ liệu trên.
b/ Trong số các dữ liệu định tính tìm được, dữ liệu nào có thể so sánh hơn kém?
c/ Trong số các dữ liệu định lượng tìm được, dữ liệu nào là rời rạc? Vì sao?
- Cho các loại dữ liệu sau đây:
+ Danh sách một số loại trái cây: cam, xoài, mít, ...
+ Khối lượng (tính theo g) của một số trái cây: 240; 320; 1200; ...
+ Độ chín của trái cây: rất chín, vừa chín, hơi chín, còn xanh, ...
+ Hàm lượng vitamin C (tính theo mg) có trong một số trái cây: 95; 52; 28; ...
+ Mức độ tươi ngon của trái cây: loại 1, loại 2, loại 3.
a/ Tìm dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng trong các dữ liệu trên.
b/ Trong số các dữ liệu định tính tìm được, dữ liệu nào có thể so sánh hơn kém?
c/ Trong số các dữ liệu định lượng tìm được, dữ liệu nào là liên tục?