BÀI 16 SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT sinh học 11 sách cánh diều
BÀI 16 SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT sinh học 11 sách cánh diều giúp học sinh hiểu về quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật. Bằng cách hoàn thành bài này, học sinh sẽ có kiến thức về yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển, các giai đoạn của quá trình này, và tác động của môi trường lên sinh trưởng và phát triển của thực vật.
Mở đầu: Quan sát hình 16.1 cho biết cây quýt thời kì non trẻ khác gì so với cây quýt trưởng thành. Hãy cho biết thực vật lớn lên như thế nào?
TL: Cây quýt giai đoạn còn non có lá nhỏ, thân mỏng. Cây quýt mang quả có nhiều lá, thân cứng cáp hơn, có quả
I. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
Sinh trưởng và phát triển ở thực vật có diễn ra tại tất cả các bộ phận không? Có bị giới hạn theo thời gian sống không?
TL: Quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể thực vật bắt đầu trong các mô phân sinh và diễn ra tại một số vị trí, cơ quan xác định. Sinh trưởng, phát triển ở thực vật có thể diễn ra trong suốt vòng đời nhờ khả năng phân chia liên tục của các tế bào phân sinh. Cơ sở của sinh trưởng, phát triển ở thực vật là quá trình nguyên phân của tế bào phân sinh, sự kéo dài và biệt hóa tế bào. Sinh trưởng ở thực vật gồm sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
II. MÔ PHÂN SINH
Quan sát hình 16.2 và cho biết vị trí, chức năng của các loại mô phân sinh ở thực vật.
TL: Ở thực vật, có ba loại mô phân sinh: - Mô phân sinh đỉnh: nằm ở đỉnh chồi ngọn, chồi bên (chồi nách) và đỉnh rễ. Mô phân sinh đỉnh làm tăng chiều dài của thân và rễ. Mô phân sinh đỉnh có cả ở cây. Một lá mầm và cây Hai lá mầm. - Mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân và rễ, làm tăng độ dày (đường kính) của thân và rễ. Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm. - Mô phân sinh lóng: nằm ở vị trí các mắt của thân cây Một lá mầm, có tác dụng gia tăng quá trình sinh trưởng chiều dài của lóng.
III. SINH TRƯỞNG SƠ CÁP VÀ SINH TRƯỞNG THỨ CẤP Ở THỰC VẬT
Quan sát hình 16.3, xác định vị trí diễn ra sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở cây thân gỗ.
TL: - Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ làm tăng đường kính (bề dày) của thân và rễ là do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra. - Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ. ⇒ Sinh trưởng sơ cấp ở phần thân non và sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành.
IV. PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
Quan sát hình 16.4, mô tả các giai đoạn phát triển ở thực vật có hoa
TL: Chu trình phát triển của thực vật có thể chia thành các pha: pha phát triển phôi (từ khi hợp tử hình thành đến khi hạt bắt đầu nảy mầm), pha non trẻ (từ khi hạt nảy mầm đến khi xuất hiện khả năng tạo cơ quan sinh sản), pha trưởng thành (từ khi xuất hiện cơ quan sinh sản đến khi thụ tinh), pha sinh sản (từ khi thụ tinh đến khi hình thành hạt), pha già (từ lúc hình thành hạt, quả đến khi chết)
V. HORMONE THỰC VẬT
Câu hỏi 1: Quan sát hình 16.5, nêu vai trò của hormone thực vật.
TL: Hormone thực vật có vai trò chủ đạo trong điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển và phản ứng thích nghi với thực vật đối với môi trường. Hormone thực vật điều tiết sự phân chia, kéo dìa và phân hóa tế bào. Các hormone thực vật thường điều tiết sự biểu hiện gene và hoạt tính enzyme, tác động đến hoạt tính màng tế bào, từ đó điều tiết quá trình trao đổi chất của tế bào, các quá trình sinh trưởng, phát triển và đáp ứng với môi trường ở thực vật.
Câu hỏi 2: Quan sát hình 16.6 và cho biết hormone thực vật gồm những nhóm nào. Sự phân chia các nhóm hormone này dựa trên căn cứ nào?
TL: Hormone thực vật được chia thành hai nhóm căn cứ vào hoạt tính sinh học: + Kích thích sinh trưởng + Ức chế sinh trưởng