BÀI 17 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT sinh học 11 sách cánh diều

16/01/2024

BÀI 17 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT sinh học 11 sách cánh diều giúp học sinh hiểu về tác động của các nhân tố môi trường và nội tại đối với sinh trưởng và phát triển của thực vật. Bằng cách hoàn thành bài này, họcsinh sẽ có kiến thức về tác động của ánh sáng, nhiệt độ, nước, chất dinh dưỡng và các nhân tố nội tại như hormone sinh trưởng và gen đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật.

Mở đầu: Quan sát hình 17.1, kể tên các yếu tố môi trường tác động đến cây ngô. Những yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng và phát triển của cây ngô?
TL: Các yêu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây ngô: - Nhiệt độ - Độ ẩm đất - Năng lượng mặt trời - Thành phần của khí quyển - Độ thoáng khí của đất

I. MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

Thực vật có sinh trưởng, phát triển cùng tốc độ ở các môi trường khác nhau không?

TL: Ở môi trường khác nhau, các yếu tố môi trường ngoài tác động lên cơ thể thực vật cũng khác nhau, nên thực vật không sinh trưởng, phát triển cùng tốc độ ở các môi trường cũng khác nhau.

II. CÁC NHÂN TỐ CHI PHỐI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA

Câu hỏi 1: Quan sát hình 17.2, cho biết yếu tố nào chi phối sự ra hoa của cây Arabidopsis sp.?
TL: * Nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài chi phối sự ra hoa của cây Arabidopsis sp. * Nhân tố bên trong: - Tuổi của cây: Tùy vào giống và loài, cây đến độ tuổi xác định sẽ ra hoa - Tương quan dinh dưỡng: Tương quan các hợp chất carbohydrate (C) và các hợp chất chứa nitrogene (N) trong cây chi phối sự chuyển pha phát triển sinh dưỡng sang phát triển sinh sản. Tỉ lệ C/N lớn cây sẽ ra hoa - Tương quan hormone: Tương quan hormone chi phối sự ra hoa của thực vật. Gibberellin giữ vai trò quyết định trong sự ra hoa của thực vật. Protein CONSTANS (CO) có tác động kích thích sự ra hoa ở thực vật. Tương quan hormone cũng điều tiết các quá trình phát triển khác ở thực vật có hoa * Các nhân tố bên ngoài: - Ánh sáng: Ánh sáng chi phối sự phát triển thực vật có hoa thông qua thời gian chiếu sáng (quang chu kì), phổ ánh sáng và cường độ - Nhiệt độ: Sự phát triển của thực vật phụ thuộc vào nhiệt độ

Câu hỏi 2: Quan sát hình 17.3, cho biết quang chu kì là gì?
TL: Quang chu kì là sự phát triển của thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm. Được chia làm 3 nhóm: - Cây ngày ngắn ra hoa trong điều kiện ngày ngắn với thời gian chiếu sáng thường dưới 10 giờ, thời gian tối đa liên tục trên 14 giờ - Cây ngày dài ra hoa trong điều kiện ngày dài với thời gian chiếu sáng thường trên 14 giờ hoặc thời gian tối liên tục dưới 10 giờ - Cây trung tính ra hoa không phụ thuộc vào độ dài thời gian chiếu sáng

III. ỨNG DỤNG KIẾN THỨC VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT TRONG THỰC TIỄN

Nêu ví dụ ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở thực vật trong thực tiễn.

TL: - Thiết lập nhiệt độ thích hợp, bổ sung ánh sáng nhân tạo bằng đèn LED (ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh) khi trồng cây rau thủy canh trong nhà kính - Phá ngủ hạt, củ bằng hormone thực vật hoặc chất điều hòa sinh trưởng (ví dụ: sử dụng gibberellin phá ngủ hạt cây đào, cây táo, ...), bằng nhiệt độ thấp (ví dụ: củ hoa tulip, ...) - Điều khiển sự ra hoa bằng chất dinh dưỡng, hormone hoặc chất điều hòa sinh trưởng, chế độ chiếu sáng và nhiệt độ thấp. Ví dụ: khi trồng cây hoa cục vụ đông, cần chiếu sáng bổ sung vào lúc 16 - 20 giờ tối để kéo dài thời gian sinh trưởng sinh dưỡng, cây ra hoa đúng vụ tết.

IV. THỰC HÀNH QUAN SÁT TÁC DỤNG CỦA BẤM NGỌN, TỈA CÀNH, PHUN KÍCH THÍCH TỐ LÊN CÂY, TÍNH TUỔI CÂY 1.

Quan sát tác dụng của bấm ngon, tỉa cành

Nội dung đề thi

Luyện bài tập và đề thi thử sát với kiến thức trên lớp!!!