ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 năm học 2023-2024 ĐỀ SỐ 4
28/12/2023
Hocaz.vn đã tạo ra một tài liệu ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 năm học 2023-2024 ĐỀ SỐ 4 dành riêng cho các bạn học sinh lớp 7. Tài liệu này được tổng hợp và biên soạn nhằm giúp các bạn luyện tập và làm các bài thi thử. Để thuận tiện hơn cho việc luyện tập, các bạn có thể tải về bản PDF của tài liệu này hoàn toàn miễn phí.
- Khung ma trận và đặc tả đề kiểm tra cuối học kì 1 môn KHTN lớp 7
a) Khung ma trận
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối học kì 1 khi kết thúc nội dung 6 chủ đề, (chương V): Ánh sáng.
- Thời gian làm bài: 90 phút.
- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm khách quan, 50% tự luận).
- Cấu trúc:
- Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.
- Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm
(gồm 20 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 8 câu, mỗi câu 0,25 điểm).
- Phần tự luận: 5,0 điểm
(Gồm 06 câu: Nhận biết: 02 câu (1,0 điểm); Thông hiểu: 01 câu (1,0 điểm); Vận dụng: 02 câu (2,0 điểm); Vận dụng cao: 01 câu (1,0 điểm)).
- Nội dung nửa đầu học kì 1: 30% (3,0 điểm: Chủ đề 1,2,3: 32 tiết)
- Nội dung nửa học kì sau: 70% (7,0 điểm: chủ đề 4,5,6: 31 tiết) - A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Để học tốt môn KHTN chúng ta cần thực hiện và rèn luyện các kĩ năng nào?
A. Quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.
B. Phân loại, liên kết, đo, dự báo, viết báo cáo, thuyết trình.
C. Lắng nghe, phân loại, liên kết, viết báo cáo, thuyết trình.
D. Quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo, viết báo cáo, thuyết trình.
Câu 2: Cho các bước sau:
(1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.
(2) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/thiết bị đo phù hợp.
(3) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.
(4) Đánh giá độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo. Trình tự các bước hình thành kĩ năng đo là
A. (1) → (2) → (3) → (4). B. (1) → (3) →(2) → (4).
C. (3) → (2) → (4) → (1). D. (2) → (1) → (4) → (3).
Câu 3: Kí hiệu Mg, K, Ba lần lượt là kí hiệu hóa học của các nguyên tố nào?
A. Manganese, Potassium, Barium. B. Magnesium, Potassium, Beryllium.
C. Magnesium, Potassium, Barium. D. Manganse, Potassium, Beryllium.
Câu 4: Nguyên tố hóa học là gì?
A. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số hạt proton trong hạt nhân.
B. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số hạt electron trong hạt nhân.
C. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số hạt nơtron trong hạt nhân.
D. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số khối trong hạt nhân.
Câu 5: Âm thanh không thể truyền trong
A. chất lỏng. B. chất rắn. C. chất khí. D. chân không.
Câu 6: Khi nào ta nói âm phát ra âm bổng?
A. Khi âm phát ra có tần số thấp. B. Khi âm phát ra có tần số cao.
C. Khi âm nghe nhỏ. D. Khi âm nghe to.
Câu 7: Âm thanh không truyền được trong chân không vì
A. chân không không có trọng lượng.
B. chân không không có vật chất.
C. chân không là môi trường trong suốt.
Nội dung đề thi