ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 năm học 2023-2024 ĐỀ SỐ 4

28/12/2023

Hocaz.vn đã tạo ra một tài liệu ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 năm học 2023-2024 ĐỀ SỐ 4  dành riêng cho các bạn học sinh lớp 7. Tài liệu này được tổng hợp và biên soạn nhằm giúp các bạn luyện tập và làm các bài thi thử.

Để thuận tiện hơn cho việc luyện tập, các bạn có thể tải về bản PDF của tài liệu này hoàn toàn miễn phí.

I. KHUNG MA TRẬN
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối học kì 2
- Thời gian làm bài: 90 phút
- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận)
- Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao
- Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm (gồm 20 câu hỏi: nhận biết: 15 câu, thông hiểu: 5 câu), mỗi câu 0,2 điểm
- Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm)
- Nội dung nửa đầu học kì 2: 32% (3,2 điểm; Chủ đề 6,7: 30 tiết)
- Nội dung nửa sau học kì 2: 68% (6,8 điểm; Chủ đề 7,8,9,10: 33 tiết)

Câu 1. Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính?
A. Khi bị cọ xát có thể hút các vật nhẹ. B. Có thể hút các vật bằng sắt hoặc thép.
C. Một đầu có thể hút còn đầu kia có thể đẩy. D. Khi bị nung nóng thì có thể hút các vật bằng sắt hoặc thép.
Câu 2. Khi nào hai cực của thanh nam châm hút nhau?
A. Khi hai cực Bắc đặt gần nhau. B. Khi hai cực Nam đặt gần nhau.
C. Khi đặt hai cực cùng tên gần nhau. D. Khi đặt hai cực khác tên gần nhau.
Câu 3. Điều nào sau đây là đúng khi nói về chiều của đường sức từ?
A. Tại bất kì điểm nào trên đường sức từ, trục của kim nam châm cũng tiếp xúc với đường sức từ đó
B. Với một nam châm, các đường sức từ không bao giờ cắt nhau
C. Chiều của đường sức từ hướng từ cực Nam sang cực Bắc của kim nam châm thử đặt trên đường sức đó.
D. Bên ngoài thanh nam châm thì đường sức từ đi ra từ cực Bắc đi vào từ cực Nam của nam châm.
Câu 4. Câu phát biểu nào chưa chính xác khi nói về Cực Bắc của nam châm vĩnh cửu là
A. cực luôn hướng về phía Bắc địa lý. B. cực được kí hiệu bằng chữ S.
C. cực được kí hiệu bằng chữ N. D. nơi hút được nhiều mạt sắt.
Câu 5. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với
A. Sự chuyển hoá của sinh vật. B. Sự biến đổi các chất. C. Sự trao đổi năng lượng. D. Sự sống của sinh vật.
Câu 6. Nhu cầu nước của cây thấp nhất trong điều kiện thời tiết nào dưới đây?
A. Mùa hè, nhiệt độ cao, độ ẩm trung bình. B. Mùa thu, nhiệt độ trung bình, độ ẩm trung bình.
C. Mùa đông, nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp. D. Mùa xuân, nhiệt độ trung bình, độ ẩm cao.
Câu 7. Khi đưa cây đi trồng nơi khác, người ta thường làm gì để tránh cho cây không bị mất nước?
A. Nhúng ngập cây vào nước. B. Tỉa bớt cành, lá. C. Cắt ngắn rễ. D. Tưới đẫm nước cho cây.
Câu 8. Một cành hoa bị héo sau khi được cắm vào nước một thời gian thì cành hoa tươi trở lại. Cấu trúc nào sau đây có vai trò quan trọng trong hiện tượng trên?
8
A. Mạch gỗ. B. Mạch rây. C. Lòng hút. D. Vỏ rễ.

Nội dung đề thi

Luyện bài tập và đề thi thử sát với kiến thức trên lớp!!!