Tiến hoá Sinh học 12 cánh diều mức độ nhận biết
Hocaz.vn tự hào là địa chỉ cung cấp nguồn câu hỏi luyện tập phong phú và kho tài liệu ôn tập đáng tin cậy cho những ai đang tìm kiếm nội dung ôn tập môn Sinh học. Tải về Tài liệu Tiến hoá Sinh học 12 cánh diều mức độ nhận biết dưới dạng PDF hỗ trợ các bạn học sinh ôn tập và đạt điểm số thật cao nhé!
Câu 1: Trong các nội dung sau đây, có bao nhiêu nhận định là bằng chứng tiến hóa phân tử chứng minh nguồn gốc chung của các loài:
1- AND của các loài khác nhau thì khác nhau ở nhiều đặc điểm.
2- Axit nucleic của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit.
3- Protein của các loài đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.
4- Mọi loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
5- Mã di truyền dùng chung cho các loài sinh vật.
6- Vật chất di truyền trong mọi tế bào đều là nhiễm sắc thể.
A. 4 B. 5 C. 3 D. 6
Câu 2: Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hóa theo hướng đồng quy tính trạng ?
A. Cánh chim và cánh bướm
B. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật
C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người
D. Chân trước của mèo và cánh của dơi.
Câu 3: Nhân tố tiến hóa nào sau đây là nhân tố tiến hóa có hướng?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Đột biến
C. Di nhập gen. D. Yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 4: Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau được gọi là cơ quan tương tự
B. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn tự một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm
C. Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương đồng
D. Các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau thì không thể có các giai đoạn phát triển phôi giống nhau
Câu 5: Cặp cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng ?
A. Cánh dơi và tay người B. Mang cá và mang tôm
C. Gai xương rồng và gai hoa hồng D. Cánh chim và cánh côn trùng
Câu 6: Theo quan điểm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể
B. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định
C. Chọn lọc tự nhiên về thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể
D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên từng alen làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể
Câu 7: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào dưới đây không được xem là nhân tố tiến hóa?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 8: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin.
B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo.
C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
D. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng.
Câu 9: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây về chọn lọc tự nhiên là sai?
A. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và qua đó gián tiếp tác động lên vốn gen của quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên không bao giờ loại bỏ hết alen lặn ra khỏi quần thể.
C. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành cá thể mang kiểu hình thích nghi với môi trường.
D. Chọn lọc chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
Câu 10: Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la bất thụ. Đây là ví dụ về cơ chế cách li?
A. Trước hợp tử B. Tập tính C. Sau hợp tử D. Cơ học.
Câu 11: Nguyên nhân nào sau đây không dẫn đến sự tiến hóa của sinh giới qua các đại đại chất?
A. Sự biến đổi điều kiện khí hậu.
B. Sự trôi dạt các màng lục địa.
C. Do động đất, sống thần, núi lửa phun trào
D. Sự xuất hiện của loài người.
Câu 12: Trong các nhân tố sau, nhân tố nào làm tăng vốn gen của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến.
C. Yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 13: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở
A. kỉ Silua. B. kỉ Đêvôn. C. kỉ Đệ tam. D. kỉ Đệ tứ.
Câu 14: Trong quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, cách li địa lí
A. là nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
B. làm phong phú thêm vốn gen của quần thể.
C. duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể.
D. là nhân tố tiến hóa quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
Câu 15: Theo quan điểm của Đác Uyn, sự đa dạng của sinh giới là kết quả của
A. chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
B. sự biến đổi liên tục theo điều kiện môi trường.
C. chọn lọc tự nhiên dựa trên nguồn đột biến gen và biến dị tổ hợp.
D. sự tích lũy ngẫu nhiên các đột biến trung tính.
Câu 16: Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng?
A. Mang cá và mang tôm. B. Cánh dơi và tay người.
C. Cánh chuồn chuồn và cánh chim. D. Gai xương rồng và gai hoa hồng.