Ứng dụng di truyền học Sinh học 12 cánh diều mức độ nhận biết
Hocaz.vn tự hào là trang web hàng đầu cung cấp đa dạng câu hỏi luyện tập và nguồn tài liệu ôn tập đáng tin cậy cho những ai đang tìm kiếm nội dung ôn tập môn Sinh học. Bạn có thể dễ dàng tải xuống các tài liệu ôn tập dưới định dạng PDF để hỗ trợ quá trình ôn tập và đạt được điểm số cao nhất! Tài liệu Ứng dụng di truyền học Sinh học 12 cánh diều mức độ nhận biết đã sẵn sàng để tải về rồi đây!
Câu 1: Quy trình chuyển gen sản sinh protein của sữa người vào cừu tạo ra cừu chuyển gen gồm các bước
1. Tạo vecto chứ gen người và chuyển vào tế bào xoma của cừu
2. Chọn lọc và nhân dòng tế bào chuyển gen
3. Nuôi cây tế bào xoma của cừu trong môi trường nhân tạo
4. Lấy nhân tế bào chuyển gen rồi cho vào trứng đã bị mất nhân tạo ra tế bài chuyển nhân.
5. Chuyển phôi được phát triển từ tế bào chuyển nhân vào tử cung của cừu để phát triển thành cơ thể.
Thứ tự các bước tiến hành
A. 1,3,2,4,5 B. 3,2,1,4,5 C. 1,2,3,4,5 D. 2,1,3,4,5
Câu 2: Trong công tác tạo giống, muốn tạo một giống vật nuôi có thêm đặc tính của một loài khác, phương pháp nào dưới đây được cho là hiệu quả nhất ?
A. Gây đột biến B. Lai tạo
C. Công nghệ gen D. Công nghệ tế bào
Câu 3: Cây pomato là cây lai giữa khoai tây và cà chua được tạo ra bằng phương pháp
A. Nuôi tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo
B. Dung hợp tế bào trần
C. Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xoma có biến dị
D. Nuôi cây hạt phấn
Câu 4: trong kĩ thuật chuyển gen ở động vật , phương pháp nào thông dụng nhất
A. Vi tiêm B. Biến nạp
C. Cấy nhân có gen đã cải biến D. Cấy truyền phôi
Câu 5: Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật là
A. Tính toàn năng của tế bào B. Tính phân hóa của tế bào
C. Tính biệt hóa của tế bào D. Tính phản phân hóa của tế bào
Câu 6: Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẫu mô của một cơ thể thực vật giao phấn rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Theo lí thuyết, các cây này
A. hoàn toàn giống nhau về kiểu hình dù chúng được trồng trong các môi trường rất khác nhau
B. hoàn toàn giống nhau về kiểu gen trong nhân
C. không có khả năng sinh sản hữu tính
D. có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen
Câu 7: Trong những thành tựu sau đây, thành tựu nào là của công nghệ tế bào ?
A. tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp carotenoid
B. tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất cao
C. tạo ra giống vi khuẩn E.coli có khả năng sản xuất insulin của người
D. Tạo ra cừu Dolly
Câu 8: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo thường được áp dụng đối với
A. Vi sinh vật và động vật B. Thực vật và vi sinh vật
C. Thực vật và động vật D. Thực vật, vi sinh vật và động vật
Câu 9: Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo giống dâu tằm tứ bội.
(2) Tạo giống dưa hấu đa bội.
(3) Tạo ra giống lủa “gạo vàng” cỏ khả năng tổng hợp ß-carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt.
(4) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là
A. (3) và (4) B. (1) và (2) C. (1) và (3) D. (2) và (4)
Câu 10: Trong các phương pháp sau đây, phương pháp nào sẽ tạo ra giống mới có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen
A. Cấy truyền phôi, B. Lai tế bào sinh dưỡng
C. Lai xa và đa bội hóa. D. Nhân bản vô tính
Câu 11: Cho các biện pháp sau:
(1) Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen;
(2) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen;
(3) Gây đột biến đa bội ở cây trồng;
(4) Cấy truyền phôi ở động vật;
(5) Loại bỏ hoặc làm bất hoạt 1 gen trong hệ gen
Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng các biện pháp
A. (1) và (2), (3) B. (2) và (3), (5) C. (1) và (4), (5) D. (1) và (2), (5)
Câu 12: Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính là
A. thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự nhiên.
B. có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhân
C. mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó.
D. được sinh ra từ một tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục
Câu 13: Ứng dụng nào sau đây dựa trên cơ sở tạo giống bằng công nghệ tế bào?
A. Hạt phấn lúa chiêm nuôi cấy ở nhiệt độ 8 - 10°C tạo ra giống lúa chiêm chịu lạnh.
B. Tạo ra giống lúa MT1 chín sớm, thân thấp và cứng cây, năng suất tăng 15-20%.
C. Chủng vi khuẩn penicilium đột biến tăng sản lượng kháng sinh gấp 200 lần.
D. Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người.
Câu 14: Những con cừu có thể sản sinh protein huyết tương người trong sữa được tạo ra bằng phương pháp chuyển gen gồm các bước sau:
I. Tạo vecto chứa gen người rồi chuyển vào tế bào xoma của cừu tạo ADN tái tổ hợp.
II. Lây nhân tế bào chuyển gen cho vào tế bào trứng đã bị lấy mất nhân.
III. Chọn lọc và nhân dòng tế bào chuyển gen (chứa ADN tái tổ họp) kích thích phát triển thành phôi.
IV. Chuyển phôi vào tử cung của cừu mẹ, kích thích phát triển và sinh ra cừu chứa protein người.
Trình tự đúng của quy trình chuyển gen trên là:
A. III→ I→ II→ IV B. I→ III→ II→ IV
C. I→ II→ III→ IV D. II → ỊII→ I→ IV