BÀI 13 CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT sinh học 11 sách cánh diều

16/01/2024

BÀI 13 CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT sinh học 11 sách cánh diều giúp học sinh hiểu về cơ chế cảm ứng và phản ứng của động vật đối với môi trường xung quanh. Bằng cách hoàn thành bài này, học sinh sẽ có kiến thức về cảm ứng ánh sáng, cảm ứng nhiệt độ và cảm ứng với các yếu tố môi trường khác, cùng với các ví dụ cụ thể về phản ứng của động vật trong các tình huống khác nhau.

Mở đầu: Quan sát hình 13.1 và cho biết: Khi tay bị chạm vào gai trên cây xương rồng thì phản ứng của tay sẽ như thế nào?
TL: Khi tay bị chạm vào gai trên cây xương rồng thì tay sẽ có phản ứng ngay lập tức rụt lại.

I. CÁC HÌNH THỨC CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

Câu hỏi 1: Quan sát hình 13.2 và nêu đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh dạng lưới. Sứa phản ứng như thế nào khi bị kích thích vào một điểm trên cơ thể
TL: - Đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh dạng lưới: Các tế bào thần kinh (neuron) phân bố rải rác khắp cơ thể và liên kết với nhau như mạng lưới. - Phản ứng của sứa khi bị kích thích vào một điểm trên cơ thể: Sứa có hệ thần kinh dạng lưới → Ở sứa, khi bị kích thích tại một điểm, xung thần kinh từ điểm kích thích sẽ lan truyền khắp mạng lưới thần kinh và làm toàn bộ cơ thể co lại.

Câu hỏi 2: Quan sát hình 13.3 và nêu đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
TL: Đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: - Gồm các hạch thần kinh (là tập hợp các neuron) nối với nhau tạo thành chuỗi nằm dọc cơ thể, mỗi hạch thần kinh là trung tâm điều khiển hoạt động một vùng xác định của cơ thể. - Các hạch ở phần đầu có kích thước lớn hơn tạo thành não giúp chi phối các hoạt động phức tạp của cơ thể.

Câu hỏi 3: Giun đốt có phản ứng như thế nào khi bị kích thích vào một điểm trên cơ thể

TL: Phản ứng của giun đốt khi bị kích thích vào một điểm trên cơ thể: Giun đốt có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch → Khi bị kích thích vào một điểm trên cơ thể, cơ thể trả lời cục bộ (một phần cơ thể) mà không phản ứng toàn thân như động vật có thần kinh dạng lưới.

Câu hỏi 4: Quan sát hình 13.4 và nêu cấu trúc hệ thần kinh người
TL: Cấu trúc hệ thần kinh người: Người có hệ thần kinh dạng ống, cấu tạo gồm 2 phần: thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. - Phần thần kinh trung ương gồm tập hợp số lượng lớn neuron tạo thành ống nằm ở phía lưng của cơ thể, trong đó, phần đầu ống phát triển mạnh thành não bộ, phần sau là tủy sống. - Phần thần kinh ngoại biên gồm các dây thần kinh não, dây thần kinh tủy sống giúp liên hệ giữa thần kinh trung ương với cơ quan thụ cảm (dây thần kinh cảm giác) và với cơ quan phản ứng (dây thần kinh vận động).

II. CƠ CHẾ CẢM ỨNG CỦA ĐỘNG VẬT

Câu hỏi 1: Quan sát hình 13.5, mô tả quá trình truyền tin qua synapse hóa học.
TL: Quá trình truyền tin qua synapse hóa học: - Xung thần kinh lan truyền đến chùy synapse kích thích đi từ dịch ngoại bào vào trong chùy synapse. làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng chất truyền tin hóa học vào khe synapse theo con đường xuất bào. - Chất truyền tin hóa học gắn vào thụ thể tương ứng ở màng sau synapse làm xuất hiện và lan truyền tiếp xung thần kinh ở màng sau synapse. - Enzyme phân giải chất truyền tin hóa học thành các tiểu phần. Tiểu phần được vận chuyển trở lại màng trước, đi vào chùy synapse để làm nguyên liệu tổng hợp chất truyền tin hóa học chứa trong các bóng.

Câu hỏi 2: Quan sát hình 13.6 và cho biết một cung phản xạ gồm những khâu nào. Nêu vai trò của mỗi cơ quan, bộ phận trong một cung phản xạ.

Nội dung đề thi

Luyện bài tập và đề thi thử sát với kiến thức trên lớp!!!