BÀI 2 TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT sinh học 11 sách Cánh diều

16/01/2024

BÀI 2 TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT sinh học 11 sách Cánh diều giải thích quá trình trao đổi nước và khoáng chất trong cây thực vật. Bằng cách hoàn thành bài này, học sinh sẽ có kiến thức cơ bản về cấu tạo và chức năng của rễ và thân, quá trình hấp thụ nước và khoáng chất, cũng như quá trình vận chuyển nước và khoáng chất trong cây.

Mở đầu: Quan sát hình 2.1, cho biết cây có biểu hiện như thế nào khi không được cung cấp đủ nước và dinh dưỡng khoáng? Nên làm gì để tránh xảy ra các hiện tượng này
TL: Cây có hiện tượng khô héo, vàng lá và có thể chết khi không được cung cấp đủ nước và dinh dưỡng khoáng. Để tránh xảy ra hiện tượng này, nên cung cấp đầy đủ nước và dinh dưỡng khoáng cần thiết cho cây trồng.
I. VAI TRÒ CỦA NƯỚC VÀ MỘT SỐ NGUYÊN TỐ KHOÁNG ĐỐI VỚI THỰC VẬT
II. SỰ HẤP THỤ NƯỚC, MUỐI KHOÁNG VÀ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
Câu hỏi 1: Quan sát hình 2.3 và cho biết sự trao đổi nước trong cây bao gồm những quá trình nào?
TL: Sự trao đổi nước trong cây bao gồm 3 quá trình: thoát hơi nước ở lá, vận chuyển nước trong thân, hấp thụ nước ở rễ.
Câu hỏi 2: Quan sát Hình 2.3, cho biết:
• Cây hấp thụ nước và khoáng nhờ cơ quan nào?
• Nước và khoáng được hấp thụ vào rễ cây nhờ cơ chế nào?
TL: - Cây hấp thụ nước và khoáng nhờ rễ cây có các tế bào lông hút. Nước được hấp thụ vào rễ cây nhờ cơ chế thẩm thấu (thụ động): nước di chuyển từ dung dịch đất (môi trường nhược trương) vào tế bào lông hút (môi trường ưu trương) Khoáng được hấp thụ vào rễ cây theo hai cơ chế:
+ Cơ chế thụ động: ion khoán từ dung dịch đất (nơi có nồng độ cao) khuếch tán đến dịch bào tế bào lông hút (nơi có nồng độ thấp); hoặc xâm nhập vào rễ cây theo dòng nước liên kết; hoặc từ về mặt keo đất trao đổi với ion khoáng trên bề mặt rễ khi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa lông hút và hạt keo đất.
+ Cơ chế chủ động: phần lớn ion khoáng xâm nhập từ dung dịch đất vào rễ cây ngược chiều nồng độ, đòi hỏi tiêu tốn năng lượng ATP.
Câu hỏi 3: Quan sát hình 2.4, mô tả con đường di chuyển của nước và khoáng từ tế bào lông hút vào rễ.
TL: - Con đường gian bào: nước và các ion khoáng di chuyển hướng tâm trong khoảng trống giữa các tế bào và khoảng trống giữa các bó sợi cellulose trong thành tế bào. Khi đến lớp nội bì, nước và các ion khoáng bị đai Caspary trong thành tế bào nội bì chặn lại. Dòng nước và các ion khoáng chuyển sang con đường tế bào chất. Nhờ có đai Caspary mà các ion khoáng được hấp thụ vào rễ một cách có chọn lọc cả về thành phần và số lượng.
- Con đường tế bào chất: nước và khoáng di chuyển hướng tâm qua tế bào chất của các lớp tế bào vỏ rễ đến mạch gỗ thông qua cầu sinh chất.
Câu hỏi 4: Quan sát hình 2.5, cho biết nước và khoáng hấp thụ ở rễ được đưa đến các cơ quan khác như thế nào?

Nội dung đề thi

Luyện bài tập và đề thi thử sát với kiến thức trên lớp!!!