BÀI 7 HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT sinh học 11 sách cánh diều

16/01/2024

BÀI 7 HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT sinh học 11 sách cánh diều giải thích về quá trình hô hấp trong cơ thể động vật. Bằng cách hoàn thành bài này, học sinh sẽ có kiến thức về cơ chế và cơ cấu của hô hấp ngoại vi và hô hấp nội sinh, vai trò của oxy và carbon dioxide, hô hấp trong các loài không có phổi và yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hô hấp trong cơ thể động vật.

Mở đầu:

Tại sao bệnh COVID - 19 do virus SARS - CoV - 2 gây ra tốc độ lây lan nhanh chóng và có thể dẫn đến tử vong?

TL: Bệnh COVID - 19 do virus SARS - CoV - 2 gây ra tốc độ lây lan nhanh chóng và có thể dẫn đến tử vong. Bởi vì, virus SARS - CoV - 2 có thể lây qua đường hô hấp, nó còn có thể tồn tại ngoài cơ thể sinh vật nên tốc độ lây lan của chúng rất nhanh. Virus SARS - CoV - 2 gây ra suy hô hấp nên có thể dẫn đến tử vong.

I. VAI TRÒ CỦA HÔ HẤP

Quan sát hình 7.1 và cho biết vai trò của hô hấp. Nêu mối quan hệ giữa quá trình trao đổi khí với môi trường và quá trình hô hấp tế bào
TL: - Vai trò của hô hấp + Trao đổi khí với môi trường: Cơ thể động vật lấy O2 từ môi trường vào cơ thể và thải CO2 từ cơ thể ra môi trường. Quá trình này được thực hiện qua bề mặt trao đổi khí. Bề mặt trao đổi khí là bộ phận của cơ thể, ở đó O2 khuếch tán từ môi trường ngoài vào tế bào còn CO2 khuếch tán từ tế bào ra môi trường + Hô hấp tế bào: Hô hấp tế bào ở động vật diễn ra tương tự hô hấp tế bào ở sinh vật nhân thực. Trong quá trình này, năng lượng hóa học có trong các hợp chất hữu cơ được chuyển đổi thành năng lượng ATP để cung cấp cho tất cả các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. Quá trình này cần O2 và sản sinh ra CO2 - Mối quan hệ: Thông qua trao đổi khí với môi trường, O2 được vận chuyển đến tế bào, tham gia vào quá trình hô hấp tế bào. CO2 sinh ra từ hô hấp tế bào dược vận chuyển đến bề mặt trao đổi khí, rồi thải ra môi trường.

II. CÁC HÌNH THỨC TRAO ĐỔI KHÍ VỚI MÔI TRƯỜNG Ở ĐỘNG VẬT

Quan sát hình 7.1, 7.2, 7.3, 7.4 hoàn thành bảng 7.1
Bảng 7.1. Các hình thức trao đổi khí ở một số loài động vật và con người
O2 và CO2 được khuếch tán trực tiếp qua màng tế bào hoặc lớp biểu bì quanh cơ thể
Không khí giàu O2 trong không khí được khuếch tán qua các lỗ thở vào ống khí rồi đến mọi tế bào của cơ thể
O2 hòa tan trong nước được khuếch tán vào máu, CO2 từ máu khuếch tán vào nước khi nước chảy giữa các phiến mỏng của mang
O2 và CO2 được khuếch tán qua màng các phế nang trong phổi

III. BỆNH HÔ HẤP VÀ PHÒNG BỆNH HÔ HẤP

Quan sát hình 7,6, nêu sự khác biệt ở phế nang và phế quản giữa người bình thường và người mắc bệnh hô hấp
TL: - Ở người bình thường, phế nang và phế quản bình thường - Ở người mắc bệnh, không khí bị ứ đọng trong phế nang và một số phế nang bị phá hủy, phế nang lớn do thành phế nang bị phá hủy, co cơ, đường dẫn khí bị thu hẹp, tăng tiết chất nhầy.
LUYỆN TẬP

Sắp xếp các loài sau vào nhóm trao đổi khí qua bề mặt cơ thể, ống khí, mang hoặc phổi: gà, cá,heo, ếch, cá mập, mèo, ve sầu, cá sấu, thủy tức

TL: - Bề mặt cơ thể: ếch, thủy tức - Ống khí: ve sầu - Mang: cá mập - Phổi: gà, cá heo, mèo, cá sấu.

VẬN DỤNG

Câu hỏi 1: Tại sao nuôi ếch cần chú ý giữ môi trường ẩm ướt?

TL: Ếch chủ yếu hô hấp qua da. Da ếch cần ẩm để thực hiện khuyếch tán không khí dễ dàng, nếu môi trường không đủ ẩm, da ếch bị khô, ếch không thực hiện được quá trình trao đổi khí sẽ chết.

Câu hỏi 2: Tại sao nuôi tôm, cá thường cần có máy sục O2?

TL: Cung cấp oxy cho cá hô hấp: Máy sục oxy có tác dụng hòa tan oxy vào dòng nước, giúp cá hô hấp tốt và sinh trưởng khỏe mạnh. Do cá nuôi trong môi trường bể, hay hồ cá nhốt chật chội sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy, cá phải ngoi lên mặt nước nhiều lần để hô hấp.

Nội dung đề thi

Luyện bài tập và đề thi thử sát với kiến thức trên lớp!!!